Xây dựng chiến lược trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP công thương VN – chi nhánh Bắc Nghệ An (Trang 65)

NGHỆ AN 3.1 Định hướng phát triển

3.2.1 Xây dựng chiến lược trong hoạt động tín dụng

Trong tình hình hiện nay, hoạt động kinh doanh của chi nhánh phụ thuộc phần nhiều vào kết quả của hoạt động cho vay. Tuy sản phẩm dịch vụ đã góp phần không nhỏ vào lợi nhuận thu được và dần chiếm tỷ trọng lớn nhưng sản phẩm tín dụng vẫn giữ được ưu thế và vai trò của nó. Do đó muốn chi nhánh muốn hoạt động có hiệu quả, đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng phải xây dựng một chính sách cho vay linh hoạt, hợp lý. Có nghĩa là: xây dựng chính sách trên cơ sở mục tiêu của Ngân hàng công thương VN, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của địa phương, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tôi đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo an toàn. Bên cạnh chính sách tín dụng của ngân hàng cần phải phù hợp với các yếu tố tăng trưởng kinh tế của ngành hay lĩnh vực đầu tư, phải tính đến những biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, dự báo chính xác các hiện tượng kinh tế (biến động chu kì kinh tế), phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành, đất nước nói chung trong thời gian tới…quan trọng nhất vẫn phải phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng của chi nhánh Bắc Nghệ An nói riêng.

Chính sách tín dụng là kim chỉ nam trong hoạt động cấp tín dụng, định hướng những mục tiêu căn bản cần phải thực hiện nhằm giúp cho hoạt động tín dụng có hiệu quả, phòng ngừa được những rủi ro trên cơ sở phân tích nghiên cứu thị trường một cách kỹ càng. Trên cơ sở đặc điểm nền kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay chính sách tín dụng của NHCT nên tập trung vào các nội dung sau:

Chính sách khách hàng: gồm chính sách tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng,

lãi suất cho vay, bảo đảm tiền vay, dịch vụ, phí dịch vụ. Trên cơ sở phương pháp lượng hóa đã được áp dụng trong xếp hạng tín dụng khách hàng, sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng làm căn cứ chính để áp dụng chính sách khách hàng bởi kết quả này đã được tổng hợp các đánh giá (chỉ tiêu tài chính, phi tài chính) và phân định mức độ rủi ro của khách hàng.

Định hướng khách hàng:

Năm 2011, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với ba thách thức lớn, trong đó có bài toán lạm phát, lãi suất cao. Yếu tố thúc đẩy lạm phát trong những năm gần đây, một phần là do tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, muốn

lạm phát giảm thì phải thắt chặt tiền tệ, đồng nghĩa với việc giảm tín dụng. Tuy nhiên do nhu cầu thúc đẩy tăng trưởng cũng như tạo thanh khoản của thị trường tài chính, cung tín dụng vẫn là một bài toán nan giải đối với các nhà hoạch định chính sách.

Hiện nay Chính Phủ đưa ra chính sách thắt chặt tín dụng nên chi nhánh cần phải tập trung vào những nhóm khách hàng có hiệu quả, khai thác triệt để lợi thế của địa phương. Theo như phân tích ở trên, tại địa phương hiện các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng và thương mại dịch vụ có tiềm năng phát triển lớn. Do vậy chi nhánh cần có những chính sách cho vay phù hợp với những nhóm ngành này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương vay vốn làm ăn trên cơ sở đảm bảo của khách hàng. Cho vay tiêu dùng tại chi nhánh cũng là nhân tố tạo lợi nhuận lớn cho ngân hàng, vì vậy chi nhánh nên củng cố và tăng cường hiệu quả nguồn vay này. Đối với mỗi loại hình khách hàng khác nhau, chi nhánh cần áp dụng mức lãi suất thích hợp, thu hút hơn nữa số lượng khách hàng đến với chi nhánh.

Chính sách tín dụng của Chính phủ cho năm 2011 ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, DN vừa và nhỏ. Để áp dụng chính sách này hiệu quả, chi nhánh Bắc Nghệ An nên tăng cường chất lượng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương. Đây là một bộ phận dân cư lớn, sản xuất nông nghiệp ngày càng được công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì vậy cho vay vốn nông nghiệp sẽ làm đa dạng hóa nguồn vốn vay và tăng lợi nhuận tại chi nhánh.

Xây dựng chiến lược thị trường và thị phần:

Hiện nay, trên địa bàn sự cạnh tranh giữa các chi nhánh ngân hàng với nhau diễn ra khá mạnh mẽ. Vì vậy chi nhánh cần đẩy mạnh và đổi mới công tác nghiên cứu thị trường, cập nhật thông tin thị phần và thị trường tín dụng, dịch vụ, tìm hiểu thế mạnh của địa phương và xu hướng phát triển của các ngành nghề kinh tế để từ đó đặt ra mục tiêu cụ thể về thị phần, đưa ra các bước, giai đoạn triển khai nhằm tăng tính khả thi, đạt hiệu quả cao, phù hợp với định hướng của NHCT.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP công thương VN – chi nhánh Bắc Nghệ An (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w