Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP công thương VN – chi nhánh Bắc Nghệ An (Trang 26)

1.2.6.1 Các chỉ tiêu định tính

Chất lượng của nguồn vốn tín dụng ngân hàng được thể hiện qua sự lớn mạnh và phát triển qua thời gian của ngân hàng, khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bên cạnh cạnh đó, chất lượng nguồn vốn tín dụng còn là nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Về mặt định tính, chất lượng tín dụng có thể đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

-Uy tín của ngân hàng: trước hết, khả năng mở rộng tín dụng ngân hàng phụ

thuộc vào uy tín của ngân hàng đó. Nếu một ngân hàng có uy tín sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn và ngược lại. Nếu một ngân hàng có khối lượng khách hàng cao và là những khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả, kinh doanh có lãi thì đó là một trong những tín hiệu cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng là tốt.

-Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng: khách hàng luôn muốn sẽ được

được phục vụ với những thủ tục đơn giản, nhanh gọn, cung cấp nhanh chóng kịp thời và an toàn. Điều đó sẽ giúp khách hàng và ngân hàng tiết kiệm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian và không bị bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Nhưng đó chỉ là những yêu cầu về mặt thủ tục, trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải bắt kịp các điều kiện mới thì mới có thể nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cả về chất lượng và số lượng

-Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng: hoạt động tín dụng là hoạt

động chủ yếu của ngân hàng thương mại, vì vậy hoạt động tín dụng phải mang lại thu nhập cho ngân hàng để trang trải chi phí và có lợi nhuận. khoản tín dụng được coi là có hiệu quả khi các nguyên tắc cho vay được tuân thủ triệt để, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả tín dụng cao, hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn.

-Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế: khi ngân hàng và khách hàng đều đạt

được mục đích kinh doanh của mình thì tất nhiên sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Nó thể hiện sự ổn định trong nền kinh tế, môi trường kinh doanh thuận lợi, từ đó giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực, tăng thu nhập, nâng cao mức sống dân cư.

1.2.6.2 Các chỉ tiêu định lượng

-Tổng vốn huy động: cho biết tổng nguồn tiền NHTM huy động được trong

nền kinh tế, nguồn này chứng tỏ ngân hàng hoạt động có uy tín, được người gửi tin tưởng, đông thời cho thấy ngân hàng tham gia vào nhiều hình thức huy động vốn và dịch vụ ngân hàng.

-Tổng dư nợ: cho biết ngân hàng cho vay được nhiều hay ít. Tiền gửi tại các

tổ chức tín dụng, cho các tổ chức tín dụng và các khách hàng vay nhiều cho thấy ngân hàng đã tạo được uy tín đối với khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng và phong phú, tham gia vào nhiều nhiệm vụ thanh toán. Xem xét các số liệu về dư nợ theo thời hạn vay, dư nợ theo thành phần kinh tế, dư nợ theo tài sản đảm bảo… để thấy rõ kết cấu dư nợ của từng khoản vay và mức hiệu quả của mỗi khoản vay đó.

-Dư nợ / tổng nguồn vốn (%):

Dựa vào chỉ tiêu này qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn của ngân hàng

Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại tức là ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng

- Hiệu suất sử dụng vốn vay = ( dư nợ / vốn huy động ) (%):

vốn huy động, nó còn nói lên khả năng huy động vốn của ngân hàng.

Chỉ tiêu này lớn thể hiện vốn tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng kém

-Hệ số thu nợ (%) = (doanh số thu nợ/ doanh số cho vay )*100:

Chỉ số này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng

Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì doanh nghiệp sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn

Tỉ lệ này càng cao càng tốt.

-Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = (Nợ quá hạn / Tổng số dư ) * 100

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Tỉ lệ này quá cao thì cho thấy chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém và ngược lại

Theo qui định chung của NHNN, các ngân hàng có tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ >= 7% được em là ngân hàng yếu kém, nếu chỉ số này <= 5% thì ngân hàng đó được đánh giá là có nghiệp vụ tốt, chất lượng cho vay cao và đạt được nhiều thang điểm trên bảng xếp hạng ngân hàng.

-Tỉ lệ nợ quá hạn khó đòi = nợ quá hạn trên 1 năm / tổng dư nợ:

-Vòng quay vốn TD (vòng) = Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân [ trong đó dư nợ bình quân trong kỳ = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ ) / 2 ]:

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng ngân hàng, thời

gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm

-Chỉ tiêu lợi nhuận = Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng / lợi nhuận của ngân hàng.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng. lợi nhuận ở đây phản ánh sự chênh lệch giữa chi phí đầu vào và lãi đầu ra. Chất lượng tín dụng tốt phải bao gồm cả lợi nhuận đem lại cho ngân hàng. Chất lượng tín dụng càng cao thì lợi nhuận trong hoạt động tín dụng đem lại càng lớn và ngược lại

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP công thương VN – chi nhánh Bắc Nghệ An (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w