Những hạn chế và các nguyên nhân chính:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 43)

Năm 2008 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát và lãi suất tăng cao đã khiến cho hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đạt kết quả thấp. Bước sang năm 2009,2010 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của SHB đã có nhiều cải thiện và đạt kết quả khả quan so với năm trước.

Sau đây là một số nhân tố đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng SHB trong những năm vừa qua

- Chính sách tiền tệ ổn định:

So với năm 2008, chính sách tiền tệ và các hoạt động của ngân hàng thương mại đã có sự ổn định tương đối nhưng vẫn còn nhiều biến động và căng thẳng trên thị trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong năm 2009 NHNN chỉ một lần giảm lãi suất cơ bản từ 8,5% xuống 7% /năm và duy trì đến hết tháng 11 rồi tăng trở lại 8% từ 1/12 đến nay.

Tình hình căng thẳng ngoại tệ trong năm 2009 cũng là một nhân tố lớn ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng. Căng thẳng trên thị trường bắt đầu xuất hiện từ quý 2, khi nhiều doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ, không chịu bán lại cho ngân hàng dẫn đến mất cân đối cung cầu. Bên cạnh đó tín dụng ngoại tệ giảm rất mạnh trong nửa đầu năm chủ yếu là do doanh nghiệp ngại vay vì lo rủi ro tỷ giá.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SHB

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 43)