Mục tiêu của các biện pháp hạn chế RRTD tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 39)

cầu khách hàng thực hiện nhiều hình thức vay có bảo đảm như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bên thứ ba, cầm cố khối lượng xây lắp hoàn thành.

c) Đào tạo, luân chuyển cán bộ

Trong bất kỳ một hoạt động nào con người cũng đóng vai trò quyết định, hoạt động ngân hàng cũng vậy. Nhận thức được vấn đề này, Ngân hàng SHB đã tích cực tăng cường công tác đào tạo cán bộ. Ngoài việc bố trí các cán bộ có trình độ vào các vị trí thích hợp, Ngân hàng còn tiếp tục tạo điều kiện để các cán bộ theo học các lớp nâng cao,các lớp trên đại học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó Ngân hàng còn thực hiện việc luân chuyển, đổi vùng cán bộ tín dụng. Đồng thời Ngân hàng SHB còn thường xuyên thực hiện công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, chính trị để hạn chế rủi ro đạo đức cán bộ tín dụng. Thường xuyên phát động phong trào thi đua và có những chế độ khen thưởng xử phạt hợp lý, xử lý kịp thời và nghiêm khắc các sai phạm.

2.2.5. Mục tiêu của các biện pháp hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP SHB SHB

Mục tiêu chung của Ngân hàng đó là giảm thiểu RRTD để giảm tổn thất cho Ngân hàng mình, giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả. Tuy nhiên Ngân hàng đặt ra các mục tiêu cụ thể đối với hoạt động quản lý RRTD như sau:

• Tỷ lệ nợ xấu: 5- 7% (số tổng dư Nợ)

• Trích lập dư phòng RR ngày càng tăng, và xử lý RR từ quĩ dự phòng này năm sau phải cai hơn năm trước tiến tới đến năm 2011 xóa hết nợ ngoại bảng, nợ khoanh hiện đang còn tồn tại.

• Phản ánh ngày càng rõ ràng và đúng thực thực trạng RRTD tại Ngân hàng.

• Nâng cao ý thức và tầm nhận thức của cán bộ tín dụng về tầm quan trọng của hoạt động quản lý RRTD. Xây dựng hoạt động quản lý RRTD ngày càng hoàn thiện và có hiệu quả ngày càng cao. Tạo một phong cách chuyên nghiệp và chủ động trong phòng tránh và xử lý rủi ro cho các cán bộ tín dụng của Ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 39)