0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (Trang 53 -53 )

Trong hoạt động tín dụng cán bộ tid dụng vừa là người trực tiếp cung ứng sản phẩm cho khách hàng, đồng thời cũng là người trực tiếp quan hệ với khách hàng. Vì vậy mối quan hệ giưa cán bộ tín dụng và khách hàng quyết định đến chất lượng tín dụng.

Khách hàng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng rất đa dạng, bao gồm nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nahu của xã hội, trong khi cán bộ tín dụng chủ yếu được đào tạo từ các truờng kinh tế, kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật bị hạn chế. Do vậy cán bộ tín dụng nên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn bên cạnh việc tìm hiểu thêm

các lĩnh vực khác như khoa học kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động tín dụng.

Ngay từ khâu tuyển dụng ngân hàng phải lựa chọn những cán bộ có phẩm chất đạo đức cũng như có trình độ chuyên môn và khả năng học hỏi cao. Một số tiêu chuẩn cụ thể như sau:

- Phải được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trường đại học có uy tín.

- Có trình độ ngoại ngữ, tin học, có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập và nhạy bén với thông tin thị trường.

- Có phẩm chất đạo đức, đây chính là tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh.

- Hiểu biết về xã hội và có khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố giúp ngân hàng và khách hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng và gắn bó với ngân hàng.

Bên cạnh đó hiện nay Nhà nước ta đang hoàn thiện dần hệ thống pháp lý, các luật đang được đưa dần vào cuộc sống. Cán bộ tín dụng hơn ai hết cần phải nắm vững pháp luật.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (Trang 53 -53 )

×