Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 55)

Ngân hàng cần tích cực nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ.Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong qua trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Đồng thời hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn rủi ro đạo đức cán bộ tín dụng. Một số yêu cầu đối với công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ:

- Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ xung cho phòng kiểm soát.

- Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra..

- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vị, luật pháp cho phòng kiểm soát.

- Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ thưởng phạt hợp lý.

- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra kiểm soát trong từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra.

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đặc biệt là RRTD là một trong những yêu cầu tất yếu đối với các Ngân hàng thương mại trong quá trình

hội nhập của đất nước. Hoạt động của Ngân hàng có đặc thù riêng đó là tính rủi ro rất cao, chính vì vậy Ngân hàng muốn hoạt động kinh doanh của mình có hiệu quả thì không thể không chú trọng đến hoạt động quản trị rủi ro.Quản lý RRTD là một nghiệp vụ đòi hỏi rất nhiều trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ ngân hàng, những ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ và giàu kinh nghiệm và có đạo đức tốt.

Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động quản lý RRTD tại các Ngân hàng thương mại ,qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận kết hợp với quá trình thực tập tại Ngân hàng SHB, em đã chọn đề tài : “ Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ( SHB) ”.

Trong chuyên đề em đã trình bày một số nội dung sau:

Thứ nhất: Khái quát được những lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín

dụng tại các Ngân hàng thương mại.

Thứ hai: Trình bày các biện pháp mà Ngân hàng SHB đã và đang

thực hiện nhằm hạn chế RRTD, nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tins dụng, trên cơ sở phân tích kết quả đạt được bằng các chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả của những biện pháp này.

Thứ ba: Trên cơ sở phân tích thực trạng cùng vơi nhứng kiến thức

nghiên cứu trong thời gian học tập tai trường Đại học cũng như tại cơ sở thực tập, em đã đề xuất một số giải pháp góp phâng nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng SHB.

Em mong muốn và hy vọng đóng góp nhứng kiến thức của mình nhằm góp phần nâng cao khả năng quản trị rủi ro tại Ngân hàng. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế cộng với thiếu kinh nghiệm thực tiễn, do vậy Chuyên đề còn rất nhiều thiếu sót.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn giáo sư Đàm Văn Nhuệ và tập thể cán bộ nhân viên phòng Quản lý và giám sát tín dụng Ngân hàng SHB đã giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề này!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Giáo trình Khoa học quản lý tập 2 – Chủ biên: TS. Đoàn Thị Thu Hà; TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội,2002

2. Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân – Giáo trình Quản trị học– Chủ biên: TS. Đoàn Thị Thu Hà ;TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Nhà xuất bản: Giao Thông vận tải.

3. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại – Chủ biên: PGS.TS Phan Thị Thu Hà – Nhà xuất bản: Giao Thông Vận Tải

4. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 ( Luật số 46/2010/QH12)

http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/07/07/5032-2/ 5. Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số 46/2010/QH12)

http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/07/07/5031-2/

6. Báo cáo KQKD của ngân hàng SHB năm 2007 7. Báo cáo KQKD ngân hàng SHB năm 2008 8. Báo cáo KQKD ngân hàng SHB năm 2009 9. Báo cáo KQKD ngân hàng SHB năm 2010

10.Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng 11.Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc

ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng .

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w