Nhóm giải pháp phòng ngừa trước khi cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 45)

a) Phân loại và đánh giá khách hàng, khoản vay:

Để hạn chế rủi ro tín dụng, cán bộ tín dụng phải thực hiện việc đánh giá phân loại khách hàng. Đây là việc rất cần thiết để ngân hàng lấy cơ sở để có chính sách tín dụng cụ thể áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng. Hoạt động kinh doanh của khách hàng luôn biến động, vì vậy việc thu thập thông tin, đánh giá khách hàng phải thường xuyên, kịp thời.

b) Thắt chặt và thực hiện đúng qui trình tín dụng

Hoạt động cho vay phải thực hiện đúng quy trình, việc xét duyệt cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

- Kiểm tả trước khi cho vay: cán bộ tín dụng phải kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, phương án kinh doanh, ...

- Kiểm tra trong giai đoạn giải ngân cho vay giúp ngân hàng cho vay đúng đối tượng, kiểm chứng được nhu cầu vay của khách hàng. Việc kiểm tra thông thường dựa trên các hóa đơn tài chính, hợ đồng kinh tế của khách hàng.

- Kiểm tra sau khi cho vay: sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải kiểm tra xem khách hàng có sư dụng vốn đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng hay không.Cần kiểm tra tài sản của khách hàng sau khi vay để tránh việc khách hàng ký hợ đồng và hóa đơn khống để chuyển tiền vào tài khoản của người hưởng thụ rồi rút tiền mặt, không có tài sản thực tế.

Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng phải thừong xuyên kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra phải đột xuất, tránh tình trạng khách hàng có sự chuẩn bị trước.

c) Nâng cao chất lượng thẩm định

Để hạn chế rủi ro, ngân hàng phải đánh giá đựoc khả năng sinh lời của dự án- là nguồn trả nợ của khách hàng. Thẩm định dự án chính việc đưa ra những nhận định, đánh giá về khả năng sinh lời của dự án. Để nâng cao chất lượng thẩm định, yêu cầu cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng. Thẩm định dự án có nhiều lĩnh cực khác nhau, đòi hỏi trong công tác thẩm định cán bộ tín dụng phải tham khảo nhiều thông tin.

Để đánh giá chính xác tính hiệu quả của dụ án, cần đánh giá dự án dựa trên phương án động, có sự tác động của nhiều yếu tố. Có xem xét đến các yếu tố có thể xảy ra, trên cơ sở đó để so sánh và đánh giá để xem xét quyết định cho vay.

Cần áp dụng các sản phẩm phần mềm tin học hiện đại để có được những kết quả chính xác. Bên cạnh đó cần thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khóa học về thẩm định dự án cho cán bộ tín dụng.

d) Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo

Trong nền kinh tế thi trường có nhiều biến động, hoạt động tín dụng ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Một trong những biện pháp để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo. Yêu cầu đối với cán bộ thẩm định là phải xác định giá trị tài sản khách quan, tài sản đảm bảo phải có tính thanh khoản cao, không bị biến động nhiều về giá cả khi thị trường biến động. Bên cạnh đó phải thường xuyên theo dõi tài sản đảm

bảo, nắm bắt thông tin thị trường, nếu có biến động lớn cần xem xét định giá lại tài sản đảm bảo.

e) Giới hạn tín dụng và đa dạng hóa

Hoạt động tín dụng luôn gắn liền với rủi ro. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận ngân hàng cần thực hiện đa dạng hóa trong hoạt động tín dụng.

• Xác định tỷ trọng các khoản cho vay khác nhau

Ngân hàng cần phải xác định một danh mục các khoản cho vay khác nhau, xác đinh tỷ trọng của từng nhóm những khoản vay có những đặc điểm giống nhau dựa trên những số liệu trong quá khứ, những thông tin mới thu thập về thị trường, dựa vào khả năng hiện tại của ngân hàng để làm căn cứ cho hoạt động tín dụng. Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng phải theo dõi tập hợp các khoản vay thành các nhóm với những tiêu chí đã định sẵn, khi tỷ trọng những khoản cho vay này đã vượt quá kế hoạch thì ngừng cấp tín dụng các khoản vay này.

• Thực hiện đa dạng hóa hoạt động tín dụng

- Thực hiện đa dạng hóa phương thức cho vay: cho vay theo hạn mức, cho vay theo món, cho vay đồng tài trợ, thấu chi...

- Đa dạng hóa khách hàng: Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, không tập trung vào một thành phần cụ thể. Xu hướng hiện nay Ngân hàng nên mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân cá thể... và hạn chế cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả.

• Thực hiện bảo hiểm tín dụng

Đây chính là biện pháp nhằm san xẻ rủi ro tín dụng. Các loại hình bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tiền vay, bảo hiểm tài sản thế chấp. Tuy nhiên, hiện tại ở nước ta chỉ thực hiện mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp. Để hạn chế rủi ro đối với tài sản đảm bảo ngân hàng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đối với tài sản đã thế chấp cho ngân hàng và người hưởng thụ quyền bồi thường là ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w