Phân tích các dấu hiệu từ phía khách hàng, đánh giá và đưa ra

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 37)

những biện pháp khắc phục, hạn chế, xử lý kịp thời

Trong quá trình theo dõi giám sát khoản vay, khi phát hiện thấy dấu hiệu RRTD của những khoản vay , cán bộ tín dụng tại Ngân hàng SHB sẽ luôn kịp thời báo cáo ban lãnh đạo Ngân hàng để xin ý kiến về các biện pháp xử lý kịp thời.

Các biện pháp xử lý, khắc phục đối với nhóm các khoản vay có dấu hiệu RRTD thường được áp dụng tại Ngân hàng bao gồm :

a) Bổ sung kịp thời những thiếu sót trong qui trình tín dụng, hồ sơ pháp lý về của tài sản đảm bảo

Khi nhận thấy những khoản vay nào có khả năng rủi ro cao trong quá trình theo dõi giám sát khoản vay, Ngân hàng rà soát lại hồ sơ tín dụng và yêu cầu khách hàng bổ sung những tài liệu, giấy tờ và thủ tục còn thiếu sót. Đồng thời cũng yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo khi cần thiết.

b) Tăng cường xử lý tài sản đảm bảo

- Khi đã thực hiện hết các biện pháp nghiệp vụ mà vẫn không thể thu hồi được khoản vay của khách hàng thì để tránh mất vốn, ngân hàng thực hiện bước cuối cùng là xử lý tài sản đảm bảo.

- Trong hoạt động xử lý tài sản đảm bảo của mình, bên cạnh thực hiện phát mại tài sản...,Ngân hàng đã chủ động thực hiện một số biện pháp như thành lập đội phát mại tài sản, bán đấu giá tài sản đảm bảo. Trong những năm vừa qua Ngân hàng SHB không phải tiến hành nhiều hoạt động xử lý tài sản đảm bảo, bởi như phân tích thực trạng

ở trên cho vay khu vực kinh tế nhà nước trong đó cho vay dự án xây lắp là chủ yếu, khi những doanh nghiệp này không còn khả năng trả nợ thì những khoản nợ này thường được nhà nước cho xóa nợ hoặc đứng ra trả nợ thay. Việc xử lý tài sản đảm bảo chủ yếu được thực hiện ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 37)