Tổng quan về ngân hàng SHB

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 29)

2.1.1. Giới thiệu chung

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tên viết tắt là SHB, được thành lập theo các Quyết định số 214/QĐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QĐ-NHNN ngày 20/1/2006 và số 1764/QĐ-NHNN ngày 11/9/2006. Giấy phép ĐKKD số 0103026080.

Sau 18 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất. Với quyết tâm trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và là một Tập đoàn tài chình năm 2015.

• Vốn điều lệ : 3.500 tỷ đồng • Người đại diện theo pháp luật:

Ông Nguyễn Văn Lê – Tổng giám đốc • Lĩnh vực kinh doanh:

- Kinh doanh tiền tệ

- Kinh doanh ngoại tệ, ngoại hối - Kinh doanh vàng

- Thanh toán quốc tế • Mạng lưới hoạt động:

Hiện tại SHB có hơn 100 chi nhánh và phòng giao dịch trên các tỉnh thành trong cả nước

• Tổng tài sản hiện có: 51.032.861 tỷ đồng.

2.1.2. Lịch sử hình thành:

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB ) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH /GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993. Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý cuả Nhà nước và theo chủ trương cuả Chính Phủ, đây là giai đoạn đổi mới và thực hiện pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã và Công ty tài chính, vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 400 triệu đồng, thời gian đầu mới thành lập mạng lưới hoạt động cuả Ngân hàng chỉ có một trụ sở chính đơn sơ đặt tại số 341 - Ấp Nhơn Lộc 2 - Thị tứ Phong Điền - Huyện Châu Thành tỉnh Cần Thơ (cũ) nay là Huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ với điạ bàn hoạt động bao gồm vài xã thuộc Huyện Châu thành, đối tượng cho vay chủ yếu các hộ nông dân với mục đích vay phục vụ sản xuất nông nghiệp và tổng số cán bộ nhân viên lúc bấy giờ Ngân hàng có 08 người, trong đó chỉ có 01 người có trình độ đại học.

Trong hoạt động kinh doanh xét trên phương diện an toàn vốn SHB là một ngân hàng bền vững với cơ sở vốn hiện tại đủ để đảm bảo SHB tiếp tục phát triển nhanh trong thời gian tới, với cơ sở vốn vững mạnh và tỷ lệ an toàn vốn cao cùng với văn hoá tín dụng thận trọng, chính sách và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan vì vậy kết quả hoạt động kinh doanh của SHB trong những năm qua năm sau luôn cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Ngày 20/01/2006, Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ký Quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn sang Ngân hàng Thương mại Cổ phần, từ đó tạo được thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB và đây là Ngân hàng TMCP đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành Phố Cần Thơ trung tâm tài chính-tiền tệ của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP sẽ là một giai đoạn phát triển mới của SHB với

mục tiêu sẽ trở thành một trong ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ đa năng, phấn đấu chuyển đổi từ một ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với phạm vi và quy mô hoạt động hẹp sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng cho các thị trường có chọn lựa, ngân hàng hoạt động vững mạnh và an toàn, phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

SHB sẽ từng bước áp dụng nhất quán các thông lệ quốc tế trong

công tác điều hành, phát triển và đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo uy tín thương hiệu qua chất lượng phục vụ khách hàng, đầu tư vào con người, phát triển năng lực của cán bộ, nhân viên, khuyến khích sự cống hiến xuất sắc, thưởng công xứng đáng với thành tích và tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển toàn diện.

Với kế họach phát triển kinh doanh cụ thể phù hợp với chương trình hành động,lộ trình hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam cùng với tiềm lực tài chính mạnh của các cổ đông tiềm năng, với bộ máy Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành là những người có trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và có tâm huyết với Ngân hàng sẽ là những nhân tố tích cực trong giai đoạn phát triển mới và sẽ đưa SHB phát triển một cách bền vững trong thời gian tới.

Sau hơn 18 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất. Với quyết tâm trở thành một Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và là một Tập đoàn tài chính năm 2015.

2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh chính

Hoạt động kinh doanh chính của SHB là huy động vốn, tiếp nhận vốn trong nước, cho vay, hùn vốn liên doanh, dịch vụ thanh toán, huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của tổ chức, dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và chiết khấu thương phiếu , trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, hùn vốn liên doanh, kinh doanh ngoại tệ , vàng bạc, thanh toán quốc tế….

2.1.4. Chủng loại và chất lượng sản phẩm, dịch vụ:

a) Sản phẩm tiền gửi

- Tiền gửi thanh toán cá nhân và doanh nghiệp - Tiền gửi có kỳ hạn

- Tiết kiệm dự thưởng - Tiết kiệm gia tăng

- Tiết kiệm lãi suất điều chỉnh - Tiết kiệm vàng

- Các chứng chỉ tiền gửi

- Các chương trình tiết kiệm cho từng phân đoạn khách hàng

b) Sản phẩm cho vay

Doanh nghiệp

- Cho vay bổ sung vốn lưu động - Cho vay tài trợ Tài sản cố định - Cho vay đầu tư/ Dự án

- Cho vay tài trợ xuất khẩu - Cho vay tài trợ nhập khẩu

- Chương trình ưu đãi khách hàng than thiết Cá nhân

- Cho vay mua ô tô

- Cho vay mua nhà/ sửa chữa nhà - Hỗ trợ du học trọn gói

- Cho vay Cán bộ - Công nhân viên - Cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh - Thấu chi tài khoản

- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

c) Dịch vụ chuyển tiền

- Chuyển tiền trong nước - Chuyển tiền ra nước ngoài

- Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam - Dịch vụ chuyển tiền siêu tốc

d) Dịch vụ bảo lãnh e) Dịch vụ thẻ

f) Dịch vụ thanh toán

g) Các sản phẩm, dịch vụ khác

2.1.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:

Nguyễn Thanh Loan - Lớp QLKTQN49 33

BAN QL&Xử lý nợ có vấn đề P.TÁI THẨM ĐỊNH P.HỖ TRỢ TÍN DỤNG P. CS & GIÁM SÁT TÍN DỤNG P. NGUỒN VỐN &KDTT P.ĐẦU TƯ DỰ ÁN P. PHÁP CHẾ P. QUẢN LÝ RỦI RO P. DVKH & NGÂN QUỸ P.KTTC - Tổ tổng hợp - Tổ chi tiêu NB - Tổ kiểm soát Tổ NV&KD TT tại các Chi nhánh

- CÁC CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH, ĐIỂM GIAO DỊCH; P.SP và CS KHDN P.PTTT KHDN Lớn P. PTTT KHDN Vừa VÀ NHỎ P. TD KHDN - Tổ PTKH - Tổ Thẩm định P. SP&CS KHCN P.PTTT KHCN P. TD KHCN - Tổ PTKH - Tổ thẩm định TRUNG TÂM THẺ P. TỔ Chức & NHÂN Sự - Tổ tuyển dụng - Tổ QTNS - Tổ Tiền lương và giải quyết CS TRUNG TÂM ĐÀO TẠO P. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG P. KẾ HOẠCH TỔNG HỢP TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - Tổ CoreBanking - Tổ Ebanking - Tổ Công nghệ Thẻ - Tổ hệ thống BAN DỰ ÁN HIỆN ĐẠI HÓA NH

BAN THI ĐUA KHEN Thưởng

BAN BẢN TIN NỘI BỘ

TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT

P. KIỂM TOÁN NỘI BỘ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HĐ QL&Xử lý nợ có vấn đề VP HĐQT HĐ Đầu tư Tổ KTNB các khu vực HĐ Tín dụng

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

P.ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH KHỐI KHDN KHỐI KHCN TRUNG TÂM THANH TOÁN TRONG NƯỚC TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ P. QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG P. HCQT - Tổ đảm bảo an ninh, an toàn - Tổ hành chính - Tổ QL Tài sản - Tổ Điện nước P. QUAN HỆ QUỐC TẾ P. KIỂM TRA KSNB Tổ KT KSNB tại các Chi nhánh

Trong đó:

Hội đồng quản trị bao gồm 7 thành viên:

- Ông Đỗ Quang Hiển : Chủ tịch Hội đồng quản trị

Ông Đỗ Quang Hiển hiện là Chủ tịch HĐQT của SHB. Đồng thời , ông cũng là chủ tịch HĐQT của Tập đoàn T&T ; Công ty quản lý Qũy Sài Gòn – Hà Nội ; Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội và kiêm chức Tổng giám đốc tập đoàn T&T.

- Ông Nguyễn Văn Lê : Thành viên Hội đồng quản trị

Ông Nguyễn Văn Lê sinh năm 1973 hiện đang là Tổng giám đốc ngân hàng SHB đồng thời là thành viên HĐQT Ngân hàng SHB - Ông Trần Ngọc Linh: Thành viên Hội đồng quản trị

Ông Trần Ngọc Linh sinh năm 1940, hiện đang là thành viên HĐQT ngân hàng SHB

- Ông Nguyễn Văn Hải: Thành viên Hội đồng quản trị

Ông Nguyễn Văn Hải sinh năm 1959, hiện đang là thành viên HĐQT Ngân hàng SHB, đồng thời là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

Phòng HCQT Tổ Thẻ Tổ CNTT Các phòng giao dịch; Các điểm giao dịch Phòng KHCN - Tổ phát triển khách hàng - Tổ thẩm định Phòng KHDN - Tổ chức phát triển khách hàng. - Tổ Thẩm định Phòng DV KH Phòng QL&XL Nợ có vấn đề Phòng KTTC - Tổ Tổng hợp - Tổ Chi tiêu nội bộ - Tổ kiểm soát sau P. Tái Thẩm định Phòng Hỗ trợ TD P. TTQT Ban giám đốc

- Ông Trần Thoại: Thành viên Hội đồng quản trị

Ông Trần Thoại sinh năm 1956, hiện đang là thành viên HĐQT Ngân hàng SHB, đồng thời là thành viên HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) ; Trưởng ban kiểm soát Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên; Trưởng Ban kiểm soát Công ty cổ phần Thủy điện GERUCO Sông Côn.

- Ông Phan Huy Chí : Thành viên Hội đồng quản trị

Ông Phan Huy Chí sinh năm 1975, hiện đang là thành viên HĐQT Ngân hàng SHB đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Ông Lê Kiên Thành : Thành viên Hội đồng quản trị độc lập

Ông Lê Kiên Thành nguyên là chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Hiện ông là thành viên Hội đồng quản trị độc lập SHB, đồng thời ông là chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh.

Ban Tổng giám đốc:

- Ông Nguyễn Văn Lê: Tổng giám đốc

Ông Nguyễn Văn Lê sinh năm 1973, hiện đang là Tổng giám đốc Ngân hàng SHB đồng thời là thành viên HĐQT ngân hàng SHB. - Ông Bùi Tín Nghị : Phó Tổng giám đốc

Ông Bùi Tín Nghị, hiện đang là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SHB.

- Ông Đặng Trung Dũng: Phó Tổng giám đốc - Ông Lê Đăng Khoa: Phó Tổng giám đốc - Ông Phạm Văn Thăng: Phó Tổng giám đốc

2.2. Các biện pháp nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động quản lý RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ( SHB) RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ( SHB)

Ngân hàng SHB đã thực hiện công tác quản lý RRTD theo đúng qui trình và biện pháp đã được qui định bao gồm các hoạt động sau đây:

2.2.1. Phân tích khách hàng, chấm điểm tín dụng

Định kỳ 6 tháng đến 1 năm Ngân hàng tiến hành đánh giá phân loại khách hàng. Việc đánh giá chất lượng khoản vay của khách hàng được tiến hành ngày sau khi khoản vay phát sinh,việc đánh giá được thực hiện cho tất cả các khách hàng. Có 7 nhóm với 2 yếu tố định tính và định lượng. Sau khi đánh giá và phân loại, xếp nhóm khách hàng ngân hàng sẽ đưa ra những chính sách phù hợp để khắc phục xử lý rủi ro theo đúng qui trình quản lý rủi ro tín dụng.

Thực hiện đúng theo qui chế cho vay trong quyết định số 1627 của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng SHB đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế RRTD trong quá trình cho vay.Việc đánh giá khách hàng bao gồm:

• Phân loại đánh giá khách hàng trước khi cho vay. Phân tích đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo, phân tích thẩm định dự án đầu tư va phương án kinh doanh của khác hàng. • Đánh giá giá trị tài sản đảm bảo.

• Bên cạnh đó việc theo dõi đánh giá khách hàng còn được thực hiện cả trong giai đoạn giải ngân và sau khi cho vay.

Đây là biện pháp quan trọng nhất và được chú trọng nhất trong các biện pháp nhằm hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.

b) Chấm điểm khách hàng

Vào cuối các quý trong năm, trên cơ sở báo cáo tài chính của khách hàng, Ngân hàng tiến hành việc chấm điểm khách hàng. Điểm của khác hàng là một căn cứ quan trọng của việc có tiếp tục quan hệ tín dụng đối với khách hàng đó nữ hay không bên cạnh yếu tố thiện trí trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên các báo cáo tài chính của khách hàng đôi khi không phản ánh đúng sự thất về tình hình kinh doanh của khách hàng, do đó bên cạnh dựa vào các báo cáo tài chính, Ngân hàng còn dựa vào môt số chỉ tiêu như việc trả nợ lãi, trả nợ gốc của khách hàng khi đến hạn.

2.2.2. Theo dõi, giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng

Sau khi cho vay, mỗi cán bộ tín dụng đều phải theo dõi giám sát các khoản vay của mình. Công việc này bao gồm theo dõi, dám sát hoạt động

kinh doanh của khách hàng, thu thập các thông tin về khách hàng của mình. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên xuống đơn vị để kiểm tra tình hình sử dụng vốn Ngân hàng của khách hàng vay vốn. Nhờ có hệ thống thông tin nội bộ, việc theo dõi này trở nên dễ dàng hơn. Mỗi cán bộ tín dụng có một số CIF, do đó có thể theo dõi các giao dịch trên tài khoản tiền gửi của khách hàng. Trong qua trình theo dõi giám sát khoản vay cán bộ tín dụng thu thập các dấu hiệu từ phía khách hàng, đồng thời xác định mức độ có thể dẫn đến RRTD của những dấu hiệu này.

2.2.3. Phân tích các dấu hiệu từ phía khách hàng, đánh giá và đưa ra những biện pháp khắc phục, hạn chế, xử lý kịp thời những biện pháp khắc phục, hạn chế, xử lý kịp thời

Trong quá trình theo dõi giám sát khoản vay, khi phát hiện thấy dấu hiệu RRTD của những khoản vay , cán bộ tín dụng tại Ngân hàng SHB sẽ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w