Khái niệm tình huống có vấn đề

Một phần của tài liệu Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học chương II Tính quy luật của hiện tượng di truyền Sinh học 12 - Trung học phổ thông (Trang 27)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.1.Khái niệm tình huống có vấn đề

Thuật ngữ tình huống có vấn đềđược sử dụng rộng rãi trong các tài liệu khoa học hiện nay. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về “tình hung có vn đề”.

Ia Lecne (1977) cho rằng: “Mun tình hung có vn đề hoàn thành được chc năng ca nó là kích thích tư duy, thì nó phi được ch th tiếp nhn gii quyết. Tình hung này s xy ra nếu ch th sn có mt tri thc ban đầu nào đấy

đáp ng ni dung c th ca tình hung, sn có nhng phương tin trí óc để x s

vi ni dung c thể đó. Trong trường hp này, tình hung có vn đề tr thành vn

đề. Vn đề là mt tình hung có vn đề được ch th tiếp nhn gii quyết da trên các phương tin (tri thc, kĩ năng, kinh nghim tìm tòi) sn có ca mình. Cho nên mi vn đềđều cha đựng trong tình hung có vn đề, nhưng không phi bt kì tình hung có vn đề nào cũng đều là vn đề cả” [11, tr. 25]

Trần Thị Quốc Minh (1996) đã nhấn mạnh tính mâu thuẫn của tình huống có vấn đề: “tình hung có vn đề t bn thân nó là mt trích đon ca thc tế khách quan, mt mt là ca mi quan h gia ch th và khách th, mt khác là hot động ca con người” và hạt nhân của mọi tình huống có vấn đề là mâu thuẫn giữa một số nhu cầu với những phương tiện có sẵn để thỏa mãn thích hợp nhu cầu đó”. [16, tr. 27]

Như vậy, để hiểu được đầy đủ khái niệm tình huống có vấn đề thì không chỉ

dừng lại ở định nghĩa mà phải nắm vững được cả bản chất, đặc điểm và các mối quan hệ của nó. Tình huống có vấn đề có thểđược hiểu như sau:

Một là, tình huống có vấn đề là tình huống trong đó chứa đựng mâu thuẫn giữa nhu cầu và phương tiện mà chủ thể có được. Mâu thuẫn này phải được chủ thể

nhận thức, chấp nhận nó, cần giải quyết và có thể giải quyết được.

Hai là, tình huống có vấn đề xuất hiện trong hoạt động của con người là hoạt

động có tư duy.

Ba là, tình huống có vấn đề đưa chủ thể vào trạng thái kích thích tích cực hoạt động, là một trong những cơ chế sáng tạo trong sự nhận thức, phát triển của con người.

Bốn là, bản chất của tình huống có vấn đề là sự xuất hiện mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể.

Năm là, trong mỗi tình huống đã chứa đựng sẵn vấn đề cần được giải quyết nhưng cùng một tình huống với người này thì có vấn đề nhưng với người khác thì không có vấn đề. Như vậy, tình huống có vấn đề vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan của chủ thể khi tiếp nhận tình huống đó.

Một phần của tài liệu Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học chương II Tính quy luật của hiện tượng di truyền Sinh học 12 - Trung học phổ thông (Trang 27)