0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Kiểm tra tình huống đã xây dựng có phù hợp với mục đích,

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN SINH HỌC 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 45 -45 )

9. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Kiểm tra tình huống đã xây dựng có phù hợp với mục đích,

dy và trình độ hc tp ca hc sinh

Căn cứ vào mục tiêu bài dạy, GV đối chiếu với mục đích khi giải quyết tình huống để đánh giá sự phù hợp của tình huống với yêu cầu nội dung kiến thức cần chuyển tải đến học sinh. Mặt khác, GV rà soát những câu hỏi sau mỗi tình huống với mục đích xây dựng câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh, loại bỏ những câu hỏi không phù hợp (quá khó hoặc quá dễ hay không hướng vào mục đích khi giải quyết tình huống).

2.4. Quy trình hướng dn hc sinh gii quyết tình hung có vn đề trong dy hc Sinh hc

Trong quá trình dạy học Sinh học, người GV chỉ có thể tổ chức học sinh giải quyết các tình huống có vấn đề một cách có hiệu quả khi giải quyết vấn đề đó, giống như quá trình nghiên cứu khoa học. Ở mức độ nào đó, HS phải là “người nghiên cứu” đang tìm cách nhận ra và hiểu rõ vấn đề học tập nảy sinh từ một tình huống cụ thể, xác định phương hướng và cách giải quyết, trong đó có việc tựđề ra giả thuyết, từ đó phát hiện ra kiến thức mới và biết ứng dụng kiến thức vừa thu

được vào giải quyết những vấn đề mới.

Trong quá trình giải quyết tình huống có vấn đề, giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn và tổ chức hoạt động tìm tòi của học sinh, giúp các em nhận ra vấn đề, xác định phương hướng giải quyết, đánh giá các giả thuyết đặt ra. Vì vậy, chúng tôi

xin đưa ra quy trình dạy học sinh giải quyết tình huống có vấn đề trong dạy học sinh học

Trước hết chúng tôi thống nhất với quy trình 3 bước của tác giả Trần Bá Hoành [7, tr. 80] khi áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề đối với cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo sơđồ hình 2.2.

Hình 2.2: Sơ đồ v quy trình dy hc gii quyết vn đề

(Ngun: Đại cương phương pháp dy hc Sinh hc, Trn Bá Hoành (2002

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng trong bước 3 khi thảo luận kết quả

và đánh giá thì thực chất là đã có thể khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu nên chúng tôi gộp hai bước nhỏ trong bước 3 này thành một bước.

Tuy nhiên vai trò của giáo viên và của học sinh trong việc thực hiện các bước trên còn tùy thuộc vào mức độ của việc giải quyết tình huống có vấn đề.

Bước 1

Đặt vn đề, xây dng bài toán nhn thc

- Tạo tình huống có vân đề - Phát hiện và nhận dạng vấn dề nảy sinh - Phát biểu vấn đề cần giải quyết Bước 2 Gii quyết vn đề đặt ra - Đề xuất các giả thuyết - Lập kế hoạch giải - Thực hiện kế hoạch giải Bước 3 Kết lun - Thảo luận kết quả và đánh giá

- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu - Phát biểu kết luận

2.5. Dy hc chương II : Tính quy lut ca hin tượng di truyn –Sinh hc 12 ban khoa hc t nhiên trường THPT bng s dng tình hung có vn đề. ban khoa hc t nhiên trường THPT bng s dng tình hung có vn đề.

Bài 11. QUY LUT PHÂN LY I. Mc tiêu

1. Kiến thc

- Trình bày được thí nghiệm về lai một cặp tính trạng của Menđen.

- Phân tích được kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, trên cơ sởđó HS phát biểu được nội dung quy luật phân ly của Menđen.

- Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân ly. - Nêu được ý nghĩa của quy luật phân ly.

- Vận dụng kiến thức để giải thích các bài tập di truyền có liên quan đến quy luật phân ly.

2. V kĩ năng

- Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát, kĩ năng phân tích – tổng hợp. - Rèn luyện cho HS lối tư duy của nhà khoa học.

- Rèn luyện cho HS kỹ năng thu nhận, xử lí thông tin và giải quyết vấn đề

thực tiễn.

3. V thái độ

Tạo dựng niềm say mê, yêu thích môn sinh học.

II. Ni dung và tiến trình bài ging 1. Ni dung.

Bước 1. To tình hung có vn đề

a)To tình hung có vn đề

Trước khi đưa ra THCVĐ, GV nên cho HS đọc SGK để nhận ra được điểm

độc đáo trong phân tích di truyền của Menđen là sử dụng phương pháp phân tích các thế hệ lai, nhờđó ông đã phát hiện ra các quy luật di truyền mà trước đó chưa ai làm được. Nội dung của phương pháp là: Menđen đã tách riêng từng cặp tính trạng, theo dõi sự thể hiện cặp tính đó qua các thế hệ lai và dùng toán thống kê để xử lý số

Từ hiểu rõ cách làm thí nghiệm của Menđen trên đối tượng thí nghiệm (đặc biệt là ở đậu Hà lan ), GV có thể chuyển thí nghiệm lai một cặp tính trạng trên cây

đậu Hà Lan thành bài tập tình huống cho HS nghiên cứu giải quyết

Bài tập: Lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng hoa đỏ với hoa trắng, được F1

100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, F2 thu được 705 cây hoa đỏ : 224 cây hoa trắng. Hãy giải thích kết quả của phép lai trên.

b) Phát hin và nhn dng vn đề ny sinh.

HS thông qua SGK sẽ xác định được ở thí nghiệm bài tập này dù lai thuận hay lai nghịch (hoa đỏ làm bố lai với hoa trắng làm mẹ và ngược lại ) thì kết quả thu

được ở F1 và F2 vẫn giống nhau

Kết quả phân ly kiểu hình ở F2 có 705 cây hoa đỏ và 224 cây hoa trắng tương

đương với tỉ lệ xấp xỉ 3 : 1

Một câu hỏi đặt ra: Tại sao F1 đồng tính về tính trạng (lai thuận hay lai nghịch), nhưng đến F2 lại có sự phân ly kiểu hình 3: 1

c) Phát biện vấn đề cần giải quyết.

“Bản chất của quy luật di truyền khi lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau về

một cặp tính trạng tương phản mà ở F2 có sự phân ly kiểu hình 3:1 là như thế nào? ” Bước 2: Giải quyết vấn đề

GV cho HS nghiên cứu nội dung trong SGK và tóm tắt được bài toán theo sơ đồ sau:

P(t/c) Cây hoa đỏ x Cây hoa trắng F1 : 100% cây hoa đỏ

F1 Tự thụ phấn

F2 : 705 cây hoa đỏ : 224 cây hoa trắng Xấp xỉ tỉ lệ 3 :1

GV yêu cầu HS kết hợp nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi sau : - Đặc điểm về kiểu gen của cơ thể thuần chủng?

- Tính trạng xuất hiện ở F1 được Menđen gọi là tính trạng gì? - Menđen giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào ? - Viết sơđồ lai từ P→ F theo cách giải thích của Menđen?

HS trao đổi thảo luận và nêu được

Cơ thể thuần chủng thì KG luôn ở thểđồng hợp. Theo Menđen F1 đồng tính hoa đỏ và hoa đỏ là tính trạng trội. Tính trạng lặn lại xuất hiện ở F2 được ông giải thích là do các tính trạng không trộn lẫn vào nhau – mỗi tính trạng ở cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định mà sau này gọi là gen, nên con lai F1 chỉ chứa một nhân tố di truyền (gen) của bố hoặc của mẹ. Mặt khác Menđen còn tiếp tục cho các cây F2 tự thụ phấn để theo dõi tiếp F3 và kết quả Menđen nhận thấy ở F2 có 1/3 số

cây hoa đỏ là không phân ly về KH, nghĩa là chúng thuần chủng và tương tự như

thế với cây hoa trắng, còn 2/3 số cây hoa đỏ phân ly ở F2 nghĩa là chúng không thuần chủng. Như vậy những cơ thể mang kiểu hình trội ở F2 theo Menđen bao gồm cả thể thuần chủng và không thuần chủng.

Qua giải thích của Menđen, HS sẽ rút ra được nhận xét là: Ở đây Menđen đã chỉ ra cho thấy trong phép lai một cặp tính trạng tương phản, nếu F1 là đồng tính giống KH bố hoặc mẹ và F2 có tỉ lệ phân li KH theo tỉ lệ 3:1 thì tính trạng xuất hiện

ở F1 được gọi là tính trạng trội mà cụ thể trong thí nghiệm này hoa đỏ là trội so với hoa trắng.

Từ phân tích trên HS viết được sơđồ lai từ P→ F2

Quy định : A: là alen quy định màu hoa đỏ

a : là alen quy định màu hoa trắng A là trội hoàn toàn so với a

P (t/c) : Cây hoa đỏ (AA) x Cây hoa trắng (aa) Gp : A a

F1 : Aa ( 100% cây hoa đỏ ) F1 x F1 hoa đỏ (Aa) x hoa đỏ (Aa )

GF1 : A , a A , a F2 : 1AA : 2Aa : 1aa

KH : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

Từ sơ đồ lai này, HS sẽ nêu được giải thích của Menđen về kết quả thí nghiệm: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ

Menđen, trong cơ thể lai F1 (Aa) gen trội át gen lặn nên tính lặn không được biểu hiện. Tuy nhiên gen lặn vẫn tồn tại bên cạnh gen trội, chúng không hòa trộn với nhau, lúc cơ thể lai F1 (Aa) phát sinh giao tử thì các alen trội (A) và alen lặn (a) vẫn giữa nguyên bản chất như trong bố mẹ thuần chủng (giao tử thuần khiết ).

Mỗi loại giao tử của F1 chỉ chứa một alen trong 1 cặp alen của bố hoặc mẹ

nghĩa là chỉ chứa A hoặc a. Sự phân li của cặp Aa đã tạo ra hai loại giao tử với xác suất ngang nhau là 1A: 1a. Chính tỉ lệ phân li của hai loại giao tử này cùng với sự

kết hợp của chúng qua thụ tinh là cơ chế tạo nên tỉ lệ KG: 1AA : 2Aa : 1aa, từđó cho ra tỉ lệ KH là 3 trội : 1 lặn ở F2. Tính trạng lặn được biểu hiện trong thể đồng hợp về gen lặn, gây ra hiện tượng phân li, nghĩa là KH của các cây F 2 không

đồng nhất

Bước 3: Kết lun

GV giúp HS phát biểu nội dung quy luật phân li của Menđen: “ Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về

một giao tử và giữ nguyên bản chất nhưở cơ thể thuần chủng của P”.

GV nhấn mạnh thuật ngữ “Cặp nhân tố di truyền” mà Menđen sử dụng để

giải thích cho kết quả thí nghiệm của mình : Theo Menđen, mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định mà sau này di truyền học đã chứng minh được

đó chính là “gen”. Qua đây HS thấy được cái thiên tài của Menđen so với trình độ đương thời bấy giờ

GV đưa ra câu hỏi cho HS suy luận : “Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li theo thuật ngữ khoa học ngày nay?”

HS suy luận và phát biểu được: “ Mỗi tính trạng được quy đinh bởi một cặp alen. Do sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen của cặp.”

Khi HS tự phát biểu được nội dung định luật phân li theo thuật ngữ khoa học,

điều này sẽ giúp HS hiểu rõ sâu hơn bản chất nội dung định luật phân li của Menđen, qua đó HS sẽ thấy được tính đúng đắn của quy luật dưới ánh sáng của di truyền học hiện đại.

2. Cơ s tế bào hc

Bước 1. To tình hung có vn đề

GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK (đặc biệt chú ý H11.2) và đặt vấn

đề cho HS: “Tại sao F1 (Aa) khi giảm phân tạo được hai loại giao tửđều có tỉ lệ như

nhau là 1A : 1a hay 1/2A :1/2a ? ”.

Bước 2. Gii quyết vn đề

Để giúp HS giải đáp vấn đềđặt ra, GV gợi ý HS qua các câu hỏi sau: - Trong tế bào lưỡng bội NST và gen tồn tại như thế nào ?

- Cơ thể P(t/c) khi giảm phân mỗi bên cho mấy loại giao tử? Vì sao ?

- Khi cặp NST tương đồng phân li trong giảm phân để hình thành giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh thì dẫn đến hiện tượng gì?

Với kiến thức đã học kết hợp phân tích đánh giá của mình, HS sẽ xác định

được trong tế bào lưỡng bội NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng, do đó gen cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng. Vì vậy khi cặp NST tương đồng phân li trong giảm phân hình thành giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh thì sẽ kéo theo sự

phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng . Cơ thể P(t/c) có cặp NST chứa cặp gen AA ( A A ) khi giảm phân chỉ tạo một loại giao tử mang một NST chứa gen A ( A ). Tương tự, P có cặp NST chứa cặp gen aa ( a a) cho một loại giao tử

mang một NST chứa gen a ( a). Sự thụ tinh của hai loại giao tử này tạo F1 mang cặp NST chứa cặp gen Aa ( A a )

Từ nhận xét trên GV tiếp tục giúp HS đánh giá được:

- Khi F1 giảm phân, sự phân li của cặp NST tương đồng với xác suất ngang nhau đưa đến sự phân li của cặp gen tương ứng, vì vậy hai loại giao tử được hình thành có tỉ lệ ngang nhau, nghĩa là: 1 A : 1 a hay 1/2 A : 1/2 a. Giao tửđực và cái đều có hai loại với tỉ lệ tương đương. Sự kết hợp ngẫu nhiên của hai loại giao tử đực với hai loại giao tử cái của F1 qua thụ tinh đưa đến sự tổ hợp ngẫu nhiên của cặp NST trên đó chứa các gen tương ứng. Kết quả là F2 có tỉ lệ kiểu gen : 1AA: 2Aa: 1aa

- Do tác động của gen trội A át đối với gen lặn a, nên thể dị hợp Aa ở F1 có kiểu hình trội (hoa đỏ ), cũng vì vậy F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 trội (hoa đỏ ) : 1 lặn (hoa

trắng ). Tính trạng lặn được biểu hiện ở thểđồng hợp về gen lặn gây ra hiện tượng phân li, nghĩa là ở F2 không có sựđồng nhất về KH

Từ những nhận xét ở trên ,GV yêu cầu HS lên bảng biểu diễn sơ đồ cơ sở tế

bào học của quy luật phân li :

Hình 2.3 :Sơ đồ cơ s tế bào hc ca định lut phân li

Bước 3: Kết lun

GV yêu cầu HS rút ra kết luận:

- Cơ sở tế bào học: “Do cặp NST phân li trong giảm phân khi hình thành giao tử và tố hợp lại trong thụ tinh đã đưa đến sự phân ly và tổ hợp của cặp gen tương ứng

- Ý nghĩa của quy luật phân li:

+ Tương quan quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ

tính trạng trội và tập trung được nhiều gen trội quý vào một KG để tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao.

+ Kiểm tra được độ thuần chủng của giống qua phép lai phân tích.

GV đề xuất vấn đề mới bằng bài tập tình huống: Khi cho lai hai thứ hoa dạ

hương thuần chủng hoa đỏ lai với hoa trắng, thu được F1 đồng tính hoa dạ hương hồng. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ phân li là 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1hoa trắng. Hãy giải thích hiện tượng ,vi

ết

sơđồ lai từ P→ F1

Ở đây HS sẽ gặp lúng túng, vì với kiến thức vừa học thì đây là phép lai một cặp tính trạng tương phản giống như trong phép lai thí nghiệm trên đậu Hà Lan của Men đen ởđịnh luật phân li, nhưng nếu tuân theo định luật này thì F1 phải toàn hoa

đỏ và F2 phải có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng→ tình huống này không thể giải thích bằng định luật phân li. Như vậy, bài tập đưa ra là một tình huống có vấn đề mới với HS và việc giải đáp được thắc mắc này sẽ giúp các em giải được đáp án của bài tập

Với sự gợi ý của GV và kết hợp có phân tích đánh giá của HS, các sẽ em không khó để giải đáp bài tập này. Từ kết quả giải được HS sẽ tự rút ra được quy luật di truyền chi phối ở đây là : Quy luật trội lặn không hoàn toàn- một hiện tượng khác bổ sung cho quy luật phân li của Menđen nhưng được giải thích dựa trên quy luật phân li của Menđen. Song điều muốn nói ởđây là, HS tự lĩnh hội nội dung quy luật mới thông qua tự giải thích và tìm ra đáp án từ một bài tập tình huống cụ thể

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN SINH HỌC 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 45 -45 )

×