0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tình huống có vấn đề phải có mâu thuẫn nhận thức

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN SINH HỌC 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 37 -37 )

9. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Tình huống có vấn đề phải có mâu thuẫn nhận thức

Tình huống có vấn đề phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, hay mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái phải tìm, giữa nhiệm vụ nhận thức với trình độ của học sinh về những kiến thức, kĩ năng sẵn có. Do đó, học sinh ý thức được những khó khăn trong tư duy hoặc hành động mà những hiểu biết sẵn có chưa đủđể vượt qua. Thêm

vào đó, các sự kiện trong tình huống phải tồn tại với tư cách là một bài toán nhận thức gồm 2 yếu tố, đó là: các dữ kiện, bao gồm mọi thông tin đã cho một cách tường minh (những điều đã biết) và các yêu cầu, bao gồm những thông tin cần phải tìm ra cho tình huống (cái cần tìm).

Vì vậy, khi xây dựng tình huống có vấn đề cần phải đảm bảo được hai yếu tố trên và giáo viên phải gia công sư phạm cho những nội dung kiến thức của bài dựa trên những tri thức, kĩ năng vốn có.

Ví dụ, ở bài: “Quy luật phân li” [3, tr. 42]. Sau khi HS giải thích và hiểu được bản chất cơ sở tế bào học của định luật này, GV có thể giúp HS hiểu sâu hơn sự biểu hiện của 1 tính trạng do quan hệ tương tác giữa các gen alen với nhau còn thể hiện ở

các quy luật và hiện tượng khác với quy luật phân ly mà Menđen phát hiện ra như : “Quy luật trội lặn không hoàn toàn”. Để giúp HS tìm hiểu về quy luật này GV có thểđưa ra bài tập THCVĐ sau:

“Ở hoa dạ hương, khi cho bố mẹ thuần chủng hoa đỏ lai với hoa trắng, được F1đồng loạt có màu hoa hồng . Cho các cây F1 tự thụ phấn, ở F2 có tỉ lệ phân tính 1

đỏ : 2 hồng : 1 trắng. Biện luận và viết sơđồ lai ?”

Với bài tập trên, điều học sinh đã biết là với phép lai một cặp tính trạng tương phản mà Pt/c thì theo quy luật phân li, F1 phải đồng tính và F2 phânli theo tỉ lệ trung bình 3 trội :1 lặn. Như vậy, mâu thuẫn xuất hiện ở đây là kết quả của bài tập tạo THCVĐ không giống với quy luật phân li đã được học (F1 đồng tính – nhưng mang tính trạng trung gian của bố mẹ, F2 có 3 kiểu hình với tỉ lệ 1đỏ: 2hồng : 1trắng ). Do đó, cơ thể lai F1 (Aa) chỉ có thể giải thích là alen A đã không át hoàn toàn alen a, nên kiểu gen Aa cho kiểu hình trung gian. Từ đó HS sẽ giải thích được kết quả F2

có tỉ lệ phân li 1 đỏ: 2 hồng : 1 trắng, chính là hiện tượng trội không hoàn toàn.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN SINH HỌC 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 37 -37 )

×