0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Phân tích logic nội dung bài học, xác định được

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN SINH HỌC 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 43 -43 )

9. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Phân tích logic nội dung bài học, xác định được

Sau khi xác định được mục tiêu của bài học, giáo viên cần xác định những kiến thức cần chuyển tải đến học sinh, trong đó có những kiến thức trọng tâm và kiến thức cơ bản. Vì vậy, để có thể xây dựng tình huống có vấn đề, giáo viên cần phân tích và hiểu được nội dung bài dạy như: xác định vị trí từng bài trong chương, kiến thức trọng tâm, phân tích sơđồ, hình vẽ, lập dàn bài …

Ví dụ ở bài : “Di truyền liên kết với giới tính” [3, tr. 46], được học sau khi học các bài “Quy luật phân li”, “Quy luật phân li độc lập”, “Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen”, “Di truyền liên kết” . Trong đó, các quy luật phân li và phân li độc lập được nghiên cứu trong trường hợp gen nằm trên NST thường, mỗi gen quy định một tính trạng và các tính trạng trội là trội hoàn toàn, mỗi gen nằm trên một NST. Hiện tượng tương tác gen được nghiên cứu với trường hợp gen nằm trên NST thường, nhiều gen không alen nằm trên các NST khác nhau tương tác với nhau để cùng quy định một tính trạng hoặc một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau (gen đa hiệu).

Sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng là kết quả của sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và sự tổ hợp trong thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng, Tuy nhiên, các cặp tính trạng không phải lúc nào cũng di truyền độc lập mà còn di truyền cùng

nhau, do các gen quy định tính trạng nằm trên cùng một NST, đó là do di truyền liên kết: hiện tượng liên kết hoàn toàn hạn chế biến dị tổ hợp ở đời sau, tạo điều kiện di truyền đồng thời các tổ hợp tính trạng cuả bố mẹ cho con cháu; hiện tượng HVG làm tăng biến dị tổ hợp, làm cho sinh vật thêm đa dạng, phong phú, qua đó cung cấp nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống

Như vậy, sau kết thúc bài 14, HS phải phân biệt được các quy luật và tính quy luật của hiện tượng di truyền đã học: Các quy luật di truyền về sự biểu hiện của 1 tính trạng (quy luật phân li của Menđen, hiện tượng trội không hoàn toàn, hiện tượng gây chết, sự tác động của nhiều gen ) ; các quy luật di truyền về sự biểu hiện đồng thời của 2 hay nhiều tính trạng (phân li độc lập, liên kết gen, tính đa hiệu của gen ).

Một câu hỏi được đặt ra là : “Các gen trên NST có xu hướng liên kết với nhau là chủ yếu. Vậy trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường .Vậy sự di truyền của các tính trạng thường nằm trên NST giới tính thì di truyền tuân theo quy luật nào?”. Để trả lời

được câu hỏi này HS phải lần lượt đi tìm hiểu 2 trường hợp: gen trên NST X và gen trên NST Y, từ đó giải thích được bản chất sự di truyền tính trạng trong 2 trrường hợp này (gen trên X tuân theo quy luật di truyền chéo, gen trên Y tuân theo quy luật di truyền thẳng). Như vậy, về thực chất bài di truyền liên kết giới tính ở đây chính là xét ở trường hợp hiện tượng di truyền chi phối sự biểu hiện của 1 tính trạng nhưng là tính trạng có liên kết với giới tính.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN SINH HỌC 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 43 -43 )

×