0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tình huống có vấn đề phải phù hợp với trình độ đối tượng học sinh

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN SINH HỌC 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 39 -39 )

9. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Tình huống có vấn đề phải phù hợp với trình độ đối tượng học sinh

Một vấn đề đưa ra tuy có hấp dẫn nhưng nếu cao quá so với khả năng vốn có của học sinh thì khó gây ra nhu cầu nhận thức nào cả. Tức là chủ thể không đi vào trạng thái “có vấn đề ”. Điều này nếu diễn ra nhiều lần thì sẽ dẫn đến học sinh mất hứng thú học tập, mất niềm tin vào khả năng nhận thức của bản thân. Vì vậy, tình huống có vấn đề nên bắt đầu từ cái quen thuộc bình thường (từ vốn kiến thức cũ của học sinh, từ những hiện tượng thực tế…) để dẫn đến kiến thức mới. Từđó, học sinh biết thiết lập được mối quan hệ giữa cái đã biết với cái chưa biết và tạo điều kiện cho học sinh giải quyết vấn đề. Vì thế, giáo viên phải định liều lượng hợp lí giữa cái

đã biết và cái chưa biết trong khi tạo THCVĐ.

Ví dụ, khi dạy bài: “Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen phần mục I” [3, tr. 50], để giúp HS nhận định được tính chất di truyền của tính trạng chỉ được xác định thông qua tỉ lệ phân li KH ở F2. GV có thểđưa ra THCVĐ sau: Hai loài hoa đều có màu hoa đỏ và màu hoa trắng. Khi cho lai 2 cây hoa trong cùng một

loài thuần chủng màu đỏ và màu trắng với nhau, được F1 đều hoa đỏ. Cho F1 tự thụ

phấn, ở F2 thu được KH với tỉ lệ như sau: - Loài thứ nhất : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng - Loài thứ hai: 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng

Hãy biện luận và viết sơđồ lai từ P→ F2 . Từ 2 kết quả trên có nhận xét gì về

tính chất di truyền tính trạng của F1.

Với trường hợp ở loài thứ nhất HS dễ dàng biện luận và viết sơ đồ lai được từ P đến F2 dựa vào quy luật phân li . Còn trường hợp ở loài thứ hai, HS chỉ có thể

dựa trên gợi ý SGK viết và giải thích được sơ đồ lai, qua đó HS rút ra được kết luận ở trường hợp này màu hoa được chi phối bởi quy luật tương tác của 2 gen không alen: nếu KG có mặt 2 loại alen trội A và B cho ra hoa đỏ; nếu KG có 1 loại alen trội A hoặc B hay toàn gen lặn cho ra hoa trắng.

Từ kết quả trên HS sẽ nhận xét được là: Tính trạng do tương tác 2 gen không alen khi F2 có tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng. Như vậy khi cho lai 2 dạng thuần chủng, khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng nhất về 1 tính trạng của 1 bên thì tính chất di truyền của tính trạng chỉđược xác định khi biết tỉ lệ phân li KH ở F2

Như vậy, tình huống có vấn đề trên phù hợp với trình độđã có của HS (cái HS đã được học trước đó – Quy luật phân li), nhưng học sinh phải tư duy thì mới trả

lời được ở trường hợp tương tác gen kiểu bổ trợ.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN SINH HỌC 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 39 -39 )

×