9. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Tình huống có vấn đề phải gây ra nhu cầu nhận thức
Tình huống có vấn đề phải chứa yếu tố mới, hấp dẫn học sinh, thu hút sự chú ý và mong muốn giải quyết vấn đề của họ. Nếu tình huống đưa ra mà học sinh thấy quá xa lạ, không thể giải quyết, thì cũng chưa trở thành tình huống có vấn đề được. Vì vậy, giáo viên cần phải cân nhắc tỉ lệ hợp lí giữa những cái đã biết với cái chưa biết để gây ra cho học sinh trạng thái tâm lí có nhu cầu nhận thức, tạo ra tính tự giác tìm tòi của học sinh, đòi hỏi phải giải quyết.
Ví dụ, ở bài: “Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen” [3, tr. 50], GV có thể tạo tình huống có vấn đề gây ra nhu cầu nhận thức của học sinh qua bài tập sau: “Cho Pt/c gà mào hoa hồng lai với gà mào hạt đậu, thu được ở F1 toàn gà mào hình quả óc chó. Cho F1 giao phối với nhau được F2 thu được tỉ lệ 9 gà mào quả óc chó: 3 gà mào hoa hồng : 3 gà mào hạt đậu : 1 gà mào hình lá (đơn). Hãy biện luận và viết sơđồ lai từ P đến F2?”
Với bài tập này, học sinh có thể dễ dàng xác định được là ở đời F2 có16 tổ
hợp giao tử đực và cái, nên đây là phép lai về 2 cặp alen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Mâu thuẫn ở đây là Pt/c thuần chủng có kiểu hình gà mào hoa hồng lai với gà mào hạt đậu, nhưng F1 lại có kiểu gà mào quả óc chó (trái với quy luật phân li của Menđen). Ở F2 thu được 16 tổ hợp gen, tuy cũng cho tỉ lệ là 9 : 3 : 3 : 1 nhưng không giống với tỉ lệ 9: 3: 3 :1 trong phân li độc lập của Menđen vì xuất hiện gà mào hình lá hoàn toàn không có ở đời bố, mẹ. Chính điều này đã tạo nên những mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh. Từ đó, kích thích tư duy, gây ra nhu cầu nhận thức cần phải giải quyết.