của nhân tố môi trường
Thị trường luôn có xu hướng diễn biến phức tạp, nghiên cứu thị trường và các xu hướng diễn biến có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và pháp triển của Vinatranco. Vinatranco cần bộ phận chuyên sâu về công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt kênh thông tin kịp thời, có như vậy việc nghiên cứu mới hệ thống và chuyên sâu. Để làm tốt công tác này, công ty cần đầu tư phương tiện, nhân lực. Công việc nghiên cứu thị trường phải được lên kế hoạch cụ thể như sau: mục tiêu, nhân sự, tổ chức, cách tiến hành nghiên cứu, thu thập xử lý thông tin. Bằng các phương tiện truyền thông như internet, báo thông tin phản hồi của khách hàng…Cán bộ, nhân viên có thể thu thập được rất nhiều thông tin mang tính chất thời sự tới hoạt động kinh doanh của mình. Khi tìm kiếm thông tin nhất thiết phải quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh, các yếu tố môi trường…
Để nghiên cứu thị trường có hiệu quả cần thiết phải có các yếu tố sau: - Nhân lực: phải có trình độ, kinh nghiệm, sắc bén.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị cần cho công tác nghiên cứu thị trường.
- Đảm bảo chế độ thù lao có tính chất khuyến khích, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
d.Giải pháp về công cụ cạnh tranh.
Nghị định 84/2009 của CP về chính sách giá được điều hành theo cơ chế thị trường thì các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng giá là chủ yếu. Vinatranco không phải là doanh nghiệp lớn, có sức mạnh chi phối thị trường nên cạnh tranh bằng giá sẽ khó khăn, vì vậy công ty cần tìm cách tối thiểu hóa chi phí. Tổi thiểu hóa chi
phí bằng cách tính toán tiết kiệm các chi phí mua hàng, chi phí dự trữ, chi phí bán hàng…
Cần thiết kết hợp cả 3 công cụ cạnh tranh là giá, chất lượng sản phẩm, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm. Nghệ thuật bán hàng đó là cách tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm đến khách hàng thuận tiện nhất, gắn kết và mở rộng mối quan hệ với khách hàng qua tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, hội nghị khách hàng, các chương trình tri ân khách hàng, hay dành ưu đãi cho các khách hàng truyền thống, chương trình khuyến mại, giảm giá. Ngoài ra, công ty có thể sử dụng dịch vụ sau bán và yếu tố thời gian để cạnh tranh. Tùy theo mục tiêu từng giai đoạn mà coi trọng công cụ cạnh tranh nào hơn. Trong năm 2010, 2011 công ty vẫn chú trọng vào 2 lợi thế là giá, chất lượng để cạnh tranh, nhưng dần xây dựng nghệ thuật bán hàng và các dịch vụ khách hàng mang nét đặc trưng của công ty nhằm giữ chân khách hàng trung thành, tăng uy tín công ty. Khách hàng trung thành có vai trò rất quan trọng, nhiều doanh nghiệp còn coi đó là lợi thế cạnh tranh, chìa khóa thành công trong kinh doanh, thêm vào đó, chi phí để lôi kéo một khách hàng mới thông thường gấp 6 lần để giữ chân một khách hàng đã có.