Đối tượng phỏng vấn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của Vinatranco trên thị trường miền Bắc (Trang 30)

Ông Ngô Hữu Thái – Phó giám đốc Vinatranco

Ông Nguyễn Việt Tiến – Trưởng phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn, Vinatranco Ông Nguyễn Minh Thiên – Phó phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn, Vinatranco Bà Trịnh Thị Mai - Trưởng phòng dự án

b. Kết quả phỏng vấn

Thứ nhất, nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc:

45 % ý kiến cho rằng chính nhân tố thuộc về công ty. Đây là nhân tố sâu xa tác động phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc. Minh chứng cho điều này, các chuyên gia phân tích tác động nhân tố này như sau: Vốn, lao động, cơ sở vật chất là yếu tố hàng đầu để bắt đầu, duy trì và phát triển hoạt động thương mại. Với doanh nghiệp vừa và nhỏ khả năng tài chính hạn hẹp cộng với vấn đề thiếu vốn luôn xảy ra và khó huy động được vốn đảm bảo khả năng tài chính dẫn đến làm mất nhiều hợp đồng giá trị, hạn chế hoạt động kinh doanh thương mại. Số lượng, chất lượng cán bộ quản lý, nhân viên kinh doanh quyết định phần lớn đến thành công, thất bại trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều cán bộ, nhân viên giỏi, có kinh nghiệm rời bỏ doanh nghiệp, là nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động thương mại. Cho nên, doanh nghiệp rất chú trọng đến cơ cấu tổ chức, đào tạo, giữ chân nhân viên giỏi…xây dựng nội lực tốt, như vậy có khả năng ứng biến trước các tác động của môi trường.

30% ý kiến đánh giá tình hình kinh tế thế giới, kinh tế trong nước có mức tác động lớn nhất đến phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil thời gian vừa qua, cụ thể năm 2008 -2009 cuộc khủng hoảng tài chính, lạm phát cao hưởng đến cả cung và cầu dầu nhờn Mobil.

25% ý kiến đánh giá nhân tố cạnh tranh trên thị trường tác động mạnh nhất. Việt Nam chính thức gia nhập WTO nhưng kinh doanh xăng dầu không cam kết về việc mở cửa thị trường kinh doanh xăng dầu nhưng các hãng có thể vào thị trường ở khâu hạ nguồn. Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn với các đối thủ tiềm ẩn đó.

Thứ hai, Các hoạtđộng của doanh nghiệp trước các tác động của các nhân tố, để đạt được mục tiêu kinh doanh dầu nhờn Mobil: Nhanh chóng thực hiện các hoạt động giải quyết vấn đề do lạm phát, tác động của khủng hoảng kinh tế gây ra như: huy động các nguồn vốn đảm bảo thực hiện các hợp đồng, duy trì và tăng cường tìm kiếm hợp đồng, tận dụng gói kích cầu của Chính Phủ để tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ từ nhà cung ứng nguồn hàng. Lâu dài, công ty đã có kế hoạch đào tạo nhân viên để nâng cao

năng lực quản lý, kinh doanh, chế độ đãi ngộ nhân viên, kế hoạch nghiên cứu mở rộng thị trường, tăng tích lũy cho doanh nghiệp.

Thứ ba, Những khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc: Khó khăn lớn nhất là vốn để thực hiện các hợp đồng lớn, mở rộng quy mô và năng lực quản lý nguồn vốn. Doanh nghiệp chủ yếu huy động vốn từ vay Ngân hàng, cổ đông hoặc từ chính các đối tác thông qua việc tạm ứng tiền. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ ngân hàng có hạn và thủ tục khá phức tạp, khắt khe. Khó khăn trong hoạt động bán hàng do biến động giá dầu gốc. Biến động giá dầu ngoài nguyên nhân chính là cung - cầu phải kể đến yếu tố chính trị, đầu cơ làm méo mó nhu cầu. Có những thời điểm biên độ dao động giá quá mạnh sau mỗi ngày làm cho doanh nghiệp mất chủ động. Khó khăn khi thực hiện các hợp đồng lớn do trình độ nhân lực chưa cao.

Thứ tư, Đánh giá tác động của các chính sách quản lý kinh doanh dầu nhờn nói chung và cụ thể NĐ 84/2009 NĐ- CP, NĐ 107/2009 đến phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của công ty trên thị trường miền Bắc: theo nghị định 84/2009 NĐ – CP chính sách giá được điều hành theo cơ chế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước. Nghị định 107/2009 về kinh doanh dầu hóa lỏng, đối tượng áp dụng là các thương nhân theo quy định của luật thương mại. Theo các nghị định này, giúp doanh nghiệp kinh dầu nhờn tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh. Nghị định quy định chặt chẽ, vẫn gây lúng túng cho các doanh nghiệp. Thực hiện chính sách giá theo cơ chế thị trường gây nhiều bất ổn, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ, giá cả thị trường sẽ bị chi phối bởi các doanh nghiệp kinh doanh dầu lớn, cạnh tranh mạnh bằng giá.

Thứ năm, Xu hướng phát triển thương mại dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc trong 2 năm tới: Nhu cầu dầu nhờn Mobil tăng dặc biệt với nhóm dầu công nghiệp vì chủ trương nhà nước phát triển mạnh công nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện nay rất nhiều khu công nghiệp đang được xây dựng ở Hà Nội và các vùng lận cận. Cầu tăng, dẫn đến cung tăng, thêm vào đó chính sách của nhà nước tạo điệu kiện thu hút đầu tư nước ngoài nên sẽ gia tăng hãng cung ứng dầu nhờn.

Thứ sáu, Giải pháp để phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil trong thời gian tới: các ý kiến cho rằng tập trung các giải pháp về nghiên cứu và mở rộng thị

trường, giải pháp thúc đẩy bán hàng, giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh, giải pháp đào tạo đội ngũ nhân viên, giải pháp huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.

Thứ bảy, Kiến nghị với nhà nước về vấn đề phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn nói chung, dầu nhờn Mobil nói riêng: các kiến nghị chủ yếu xoay quanh vấn đề luật pháp; chính sách quản lý chất lượng sản phẩm dầu nhờn, quản lý hoạt động kinh doanh dầu nhờn; vừa đảm bảo quản lý tốt vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh dầu phát triển. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: đường, cầu tạo thuận lợi cho thông thương, hỗ trợ máy móc, kỹ thuật trong sản xuất dầu nhờn.

3.4 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về phát triển thương mại sản phẩm dầunhờn Mobil của Vinatranco trên thị trường miền Bắc nhờn Mobil của Vinatranco trên thị trường miền Bắc

Kể từ năm 2007 Vinatranco chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại đến nay đã gặt hái được nhiều thành công, hoạt động ngày càng hiệu quả.

Bảng 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2006-2009

Đơn vị: 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm Tổng DT thuần Giá vốn Lãi gộp Tổng LN trước thuế DT TL (%) LN TL (%) 2006 94.635.324 - 77.422.304 17.213.020 15.536.204 - 2007 112.606.57 2 18.99 92.167.371 20.439.201 19.469.970 25.32 2008 125.229.76 8 11.21 102.362.44 0 22.867.328 22.306.744 14.57 2009 150.413.47 4 20.11 121.595.83 0 28.817.644 29.406.980 31.83 ( Nguồn: phòng kế Vinatranco)

Từ năm 2006 – 2009 doanh thu, lợi nhuận liên tục tăng với tốc độ khá cao. Tốc độ tăng doanh thu bình quân của công ty giai đoạn 2006 -2009 là 16.23%, qua 4 năm doanh thu đã tăng lên 55.778.150 nghìn đồng. Năm 2009 so với 2008 tốc độ tăng daonh thu cao nhất 20,11%. Năm 2008 có mức tăng trưởng doanh thu thấp nhất 11, 21%. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân của công ty giai đoạn 2006 – 2009 là 22.72% trong đó năm mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2008 thấp nhất 14,57%, mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất năm 2009 31,83%. Trong giai đoạn này công ty gặp 2

khó khăn lớn nhất: năm 2007 thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp và ngay sau đó, cuối năm 2007, 2008 lạm phát cao và khủng hoảng kinh tế xảy ra. Tuy nhiên, cán bộ, nhận viên công ty cùng đã tìm mọi cách để duy trì hoạt động của công ty, tiết kiệm tối đa chi phí, do đó có thể thấy lợi nhuận vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng cao.

Vinatranco hoạt động 2 lĩnh vực chính là: Kinh doanh thương mại và giao nhận vận tải. Trong đó, kinh doanh thương mại mà chủ yếu là phân phối dầu nhờn Mobil đóng góp lớn vào thành công của Vinatranco thời gian vừa qua do năm 2008, 2009 các hợp đồng giao nhận vận tải quốc tế giảm sút, công ty tập trung phát triển kinh doanh dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của Vinatranco trên thị trường miền Bắc (Trang 30)