Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết việc phát triển chính sách xúc tiến

Một phần của tài liệu Phát triển chính sách xúc tiến thương mại sản phẩm của công ty cổ phần công nghệ Vinacomm đối với sản phẩm máy tính xách tay trên thị trường Hà Nội.DOC (Trang 45)

5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp

4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết việc phát triển chính sách xúc tiến

thương mại sản phẩm của công ty cổ phần công nghệ Vinacomm đối với sản phẩm máy tính xách tay trên địa bàn Hà Nội

4.2.1. Dự báo biến động môi trường kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ Vinacomm

Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 – 2015 của Chính Phủ Quyết định 1073 ký ban hành ngày 12/7/2010 thì các chuyên gia sự kiến TMĐT sẽ thực sự trở thành công cụ đắc lực và hiệu quả của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Ứng dụng TMĐT và CNTT là hoạt động không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa nhỏ của Việt Nam. Mục tiêu phát triển TMĐT trong giai đoạn này là sử dụng phổ biến và đạt mức tiến tiến trong các nước ASEAN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu đến năm 2015, 80% doanh nghiệp lớn có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. Con số này ở các doanh nghiệp nhỏ là 45%. Ngoài ra, 70% doanh nghiệp lớn, 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các website thương mại điện tử để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 100% doanh nghiệp sử dụng thường xuyên thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh, 5% tham gia các mạng kinh doanh điện tử; 20% ứng dụng các phần mềm chuyên dụng, hình thành một số giao dịch hàng hóa trực tuyến, hình thành một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử lớn và có uy tín trong nước và khu vực.

Chính phủ cũng đưa ra các văn bản pháp lệnh, ban hành giải thưởng thương mại điện tử, và chính sách và giải pháp khuyến khích người tiêu dùng mua bán trực tuyến các sản phẩm số hóa, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và công nghiệp số. Khuyến khích phát triển hoạt động thương mại dựa trên công nghệ di động (mobile commerce), các dịch vụ số hóa cung cấp thông qua các thiết bị đầu cuối di động (điện thoại di động, thiết bị dữ liệu cá nhân PDA, thiết bị vi tính bỏ túi pocket PC…)

Theo báo cáo mới nhất về Việt Nam, Đơn vị Thông tin Kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Nhà Kinh tế Anh dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức bình quân 7.2% trong giai đoạn 2011-2015 nhờ sự tăng mạnh trong lĩnh vực tiêu dùng, đầu tư… Tỷ lệ lạm phát trong giá tiêu dùng năm 2011 là 14.3% và trong giai đoạn 2011-2015 mức lạm pháp trung bình của Việt Nam giảm xuống đạt 7.8/năm

Trong nền kinh tế khó khăn hiện nay các doanh nghiệp đã khai thác triệt để các kênh tiếp thị trực tuyến, sử dụng marketing trực tiếp được các doanh nghiệp lựa chọn nên hàng đầu. Marketing trực tiếp đã và đang được đón nhận và ứng dụng rộng rãi, rõ rệt. cùng với xu hướng phát triển công nghệ ở trình độ cao và cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng cách thức tiếp cận và giữ chân khách hàng gần hơn, chặt hơn. Dự báo trong tương lai, marketing trực tiếp sẽ thay thế các hình thức truyền thông truyền thống và trở thành một trong các công cụ chủ yếu của marketing bởi nó là sự tích hợp của ba hình thức : quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Và bán hàng trực tiếp để thực hiện bán hàng không qua trung gian. Các hoạt động marketing trực tiếp tiêu biểu được sử dụng nhiều theo thứ tự là internet marketing, quảng cáo và bán hàng qua TV, truyền thanh, qua điện thoại, marketing qua bưu chính…

Hiệp hội Marketing trực tiếp Châu Âu cũng cho biết các doanh nghiệp nơi đây chi cho marketing trực tiếp không dưới 2 tỷ USD trong năm 1998 và tốc độ tăng cho hoạt động này tăng không dưới 10%/năm. Hay Malaysia chi phí dành cho marketing trực tiếp tăng trưởng tốc độ 20%/năm trong 5 năm qua điều này cho thấy mức độ thông dụng của hình thức này. Và ỏ Việt Nam năm 2010 thì chi phí dành cho quảng cáo trực tuyến chiếm 7% - 10% trong tổng số ngân sách dành cho marketing. Và con số này sẽ tăng lên trong những năm tới.

Những chính sách về thương mại điện tử và sự phát triển kinh tế trong năm tới cũng như xu hướng sử dụng marketing trực tiếp trong thời đại công nghệ số sẽ tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh thương mại điện tử nói chung và Vinacomm nói riêng. Với những nỗ lực của Chính phủ cũng như doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2010 trong bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh tiến 10 bậc so với năm 2009 đứng thứ 78/183 nước và đứng thứ 4/10 nền kinh tế cải cách nhiều nhất về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh.

Việc dự báo biến động về môi trường kinh doanh sẽ giúp Vinacomm có các quyết định và kế hoạch phát triển trong tương lai.

4.2.2. Dự báo về thị trường máy tính xách tay trong những năm tới

Với thuế suất giảm từ 10% xuống còn 0% cho mặt hàng máy tính xách tay nhập nguyên chiếc thì giá máy tính xách tay ngày càng “mềm”, thêm vào đó đặc điểm như

tính di động, gọn nhỏ và linh hoạt có thể mang tới bất cứ đâu bạn muốn… đã làm cho máy tính xách tay hiện được ưa chuộng hơn máy tính để bàn và thị phần của máy tính để bàn đang bị thu hẹp lại và nhường chỗ cho máy tính xách tay. Tính đến năm 2011 thì máy tính xách tay chiếm hơn nửa thị phần toàn thế giới.

Theo dự báo doanh thu từ thị trường phần cứng máy tính của Việt Nam sẽ có giá trị khoảng 1.7 tỷ USD trong năm 2011, tăng so với mức ước tính 1.5 tỷ USD trong năm 2010. Thị trường máy tính năm 2011 tăng trưởng khoảng 13% và thị trường máy tính xách tay tăng từ 15 – 20%. Ước tính chừng 7% dân số Việt Nam sở hữu máy tính xách tay. Điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng đáng kể của thị trường máy tính địa phương mà tiềm năng lớn nhất ở các vùng nông thôn. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được cho là chiếm khoảng 85% doanh thu bán máy tính xách tay.

Các siêu thị và các doanh nghiệp cũng cho biết thị trường máy tính xách tay tăng cao mạnh hơn trong dịp khai giảng năm học mới và hầu hết năm nay cao hơn năm trước như siêu thị máy tính Trần Anh cho biết doanh thu máy tính xách tay tăng lên 40% so với cùng kỳ năm 2010 một phần là do nhờ vào lượng nhập khẩu lớn từ các hãng Dell, Acer, Asus, Lenovo…số lượng hàng hóa đa dạng và có nhiều sản phẩm mới cho khách hàng lựa chọn.

Nhưng thị trường máy tính xách tay đang đối mặt với lượng hàng tồn kho công nghệ cũ và sự cạnh tranh của máy tính công nghệ Core I giữa các hãng. Giới phân tích cho rằng các hãng sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng bằng các chương trình khuyến mãi và việc siêu giảm giá. Vì vậy, có thể nói thị trường máy tính xách tay sẽ sôi động hơn nữa với những hoạt động tích cực của các hoạt động xúc tiến và hoạt động marketing.

4.2.3. Mục tiêu, định hướng phát triển kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ Vinacomm

Mục tiêu kinh doanh của Vinacomm

- Mang lại sự thỏa mãn tối đa cho khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của VINACOMM.

- Cam kết chỉ cung cấp hàng hóa chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

- Là một trợ thủ đắc lực cho khách hàng trong việc tư vấn, lựa chọn các sản phẩm Tin học.

Định hướng phát triển:

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà khách hàng được đặt làm trung tâm của mọi hoạt động.

- Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ nhân viên toàn công ty nhằm mang lại khả năng phục vụ khách hàng ở mức cao nhất.

- Mở rộng hoạt động kinh doanh với các sàn phẩm và dịch vụ ngày càng phong phú đa dạng nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. - Tiếp tục là công ty đi đầu trong việc giới thiệu và cung cấp các sản phẩm

công nghệ và dịch vụ mới tới tận tay người dùng cuối cùng.

- Hoàn thiện dịch vụ thương mại điện tử, hướng phát triển hệ thống bán hàng online quy mô hiện đại nhất việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển chính sách xúc tiến thương mại sản phẩm của công ty cổ phần công nghệ Vinacomm đối với sản phẩm máy tính xách tay trên thị trường Hà Nội.DOC (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w