Một số chú ý khi bố trí công trình trạm bơm:

Một phần của tài liệu Bài giảng Trang bị động lực (Trang 46)

2. Xác định độ lệch tâm và gãy khúc bằng hai cặp mũi kim.

2.1.3. Một số chú ý khi bố trí công trình trạm bơm:

Khi nghiên cứu thiết bị hệ thống trạm bơm cần chú ý: Xác định tuyến công trình, xác định tối ưu số lượng hệ thống bơm và vị trí lắp đặt. Để giải quyết những nhiệm vụ này có thể dựa vào những kinh nghiệm sau đây:

- Tùy thuộc vào điều kiện địa hình, chiều dài công trình dẫn nước và địa điểm của các kênh dẫn nước tưới và cấp nước nông thôn của vùng, có thể xây dựng một hoặc vài bậc trạm, nghĩa là một hoặc vài trạm bơm. Số lượng bậc cần được quyết định theo tiêu chuẩn tính toán kinh tế - kỹ thuật. Khi các chi phí quy đổi cân bằng giữa các phương án thì người ta ưa chọn phương án có số bậc nhỏ nhất.

- Để giảm khối lượng công tác và giá thành xây dựng, chiều dài của tuyến trạm cần ngắn nhất. Các trạm bơm đầu mối cố gắng đặt gần khu tưới (hoặc khu tiêu). Các công trình thủy công của trạm, các kênh dẫn chính, đường xả và đường tải điện cần phải xây dựng trên các phần đất không sử dụng được đối với việc sản xuất nông nghiệp. Cần chú trọng đến công tác phòng hộ rừng. Các công trình dạng tuyến mong muốn bố trí theo ranh giới ruộng luân canh, dọc đường và tuyến tải điện hiện hành.

- Nếu không có nhu cầu đặc biệt thì không cho phép xây dựng các công trình thủy công trên vùng có khoáng sản, vùng sụt lỡ, vùng có thác nước...

- Khi nguồn nước có các hạt rắn lơ lửng với đường kính hạt từ (0,25... 0,5) mm thì nên xây dựng bể lắng. Vị trí bể lắng đặt khoảng giữa công trình lấy nước và nhà máy. Đối với phù sa, đường kính hạt rắn nhỏ không có nguy hại cho máy bơm thì nên thiết kế kênh dẫn mang phù sa bón ruộng. Nên bố trí kết hợp với nhà máy, sử dụng cửa lấy nước nhiều tầng để lấy nước sạch, loại trừ cát lớn vào máy bơm.

- Ở vị trí bãi sông hẹp, bở, dốc và dao động mực nước sông không lớn hơn 8 m, nếu dùng sơ đồ kênh dẫn sẽ đào kênh sâu dẫn đến khối lượng lớn, lại dễ bồi lắng ùn cát trong quá trình làm việc. Do vậy trường hợp này nên dùng sơ đồ kết hợp giữa nhà máy và công trình lấy nước thành khối (Hình 2 - 2a) hoặc công trình lấy nước và nhà máy đặt tách nhưng gần nhau bên bờ sông (Hình 2 - 2b).

- Khi bãi sông rộng, mực nước sông dao động ít (dưới 4 m), trường hợp này nên chọn sơ đồ bố trí riêng biệt trên bãi sông: công trình lấy nước đặt ở mép nước lớn nhất, còn nhà máy đặt trên bãi sông, công trình dẫn nước là kênh hồ hoặc ống dẫn tự chảy.

- Khi mực nước sông dao động lớn (từ 10 - 20 m), để đảm bảo ổn định công trình và giảm giá thành xây dựng nên áp dụng sơ đồ bố trí kết hợp nhà máy với công trình lấy nước ở lòng sông. Chú ý điều kiện vận tải thủy trên sông hoặc có thể chọn sơ đồ bố trí riêng biệt: cửa lấy nước ở lòng sông còn nhà máy trên bờ

- Trong trường hợp lưu lượng hồ nhỏ, mực nước dao động trong phạm vi chiều cao hút nước cho phép của máy bơm thì có thể đặt ống hút trên giá đỡ gỗ hoặc trên khung bêtông cốt thép để lấy nước trực tiếp từ sông hồ một cách đơn giản, kinh tế.

- Đối với trạm bơm lấy nước từ hồ chứa, nếu mực nước dao động không lớn lắm (đến 8 m) nên chọn sơ đồ kết hợp ở thượng lưu.

- Khi mực nước hồ dao động lớn, nếu đặt trạm ở thượng lưu hoặc trên đập thì khó đảm bảo lấy nước thường xuyên quanh năm mà vận hành phức tạp và tốn kém đầu tư, trường hợp này nên chọn sơ đồ bố trí riêng biệt phía sau đập. Cách bố trí này làm cho công trình trạm bơm đơn giản hơn nhiều vì không trực tiếp chịu áp lực nước thượng lưu. Thường người ta chọn vị trí lấy nước từ cống ngầm. Trường hợp nếu không cho phép lấy nước qua cống ngầm mà phải xây dựng một đường ống riêng qua thân đập thì sẽ phải tăng vốn đầu tư. Lúc này cần so sánh phương án lấy nước này với phương án đặt nhà máy ở thượng lưu, qua so sánh kinh tế- kỹ thuật để chọn phương án có lợi.

- Trường hợp lấy nước từ hồ chứa có dao động mực nước nhỏ (dưới 3 m), đập thấp và có điều kiện ổn định đập cho phép ta có thể chọn cách bố trí nhà máy bơm ngang đập.

- Các trạm bơm lấy nước trên kênh thường chọn sơ đồ bố trí kết hợp nhà máy bơm với công trình lấy nước, nhà máy và cửa lấy nước thường liền khối.

- Những vùng tuới nhỏ ven sông, ven hồ chứa có mực nước thay đổi nhiều, địa hình, địa chất phức tạp, lưu lượng không lớn (dưới 5 m3/s) nên dùng các trạm bơm đặc biệt, như trạm bơm thuyền, trạm bơm đặt trên ray...

Một phần của tài liệu Bài giảng Trang bị động lực (Trang 46)