IV. Chọn động cơ điện cho máy bơm
4. MÁY PHÂN LY
Trong các hệ động lực cỡ lớn, lượng tiêu thụ dầu nhiều, dầu lại nặng, độ nhớt lớn, lẫn nhiều nước và tạp chất, mặt khác khả năng thông qua các bầu lọc thấm không đủ để cung cấp cho động cơ, vì vậy phải dùng máy phân ly để tách các tạp chất được phân ly dưới tác dụng của lực ly tâm khi nhiên liệu được quay với tốc độ lớn. Để việc tách được dễ dàng, trước khi phân ly, nhiên liệu được sấy hoặc “rửa” bằng nước nóng gần 100ΟC. Độ nhớt của nhiên liệu trước khi phân ly không được quá 6ΟE.
Máy gồm hai phần chính: thân và rôto quay. Trên thành ngoài của rôto được gần hệ thống đĩa phân phối có đột lỗ để dẫn nhiên liệu. Ở chế độ tách tạp chất (hình 3.5,a) đĩa dưới cùng 1 không có lỗ; còn ở chế độ tách nước (hình 3.5,b) đĩa dưới cùng 3 có lỗ.
Hình 3.5. Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy phân ly: a- theo chế độ tách tạp chất; b- theo chế độ tách nước; 1. đĩa không có lỗ; 2. đường dẫn nhiên liệu sạch; 3.
Cả ở hia chế độ phân ly, nhiên liệu vào theo đường tâm và dồn dần xuống phần dưới của rôto quay. Dưới tác dụng của lực ly tâm, nhiên liệu được văng về phía vách chắn, luồn qua khe giữa các đĩa phân phối ( theo mũi tên chỉ). Ở đây nhiên liệu được tách khỏi tạp chất hay nước và theo kênh 2 về ống dẫn nhiên liệu sạch. Nước được văng cùng với tạo chất, dồn vào ngăn chứa bẩn và tạo nên van thuỷ lực, chắn dần dòng chảy cảu nhiên liệu vào khe giữa các tấm đĩa phân phối, vì vậy phải định kỳ tháo và rửa tang quay.
Về kết cấu cũng như nguyên lý làm việc của máy phân ly dầu bôi trơn cũng hoàn toàn như máy phân ly nhiên liệu. Trong hệ động lực cỡ lớn, hai loại máy này thường được nối với nhau bằng một đường ống chung có van chắn và có thể làm việc thay thế khi có sự cố một trong hai máy.