Phương pháp lắp đặt thiết bị động lực lên bệ

Một phần của tài liệu Bài giảng Trang bị động lực (Trang 39)

2. Xác định độ lệch tâm và gãy khúc bằng hai cặp mũi kim.

1.6.2 Phương pháp lắp đặt thiết bị động lực lên bệ

Có thể lắp đặt trực tiếp thiết bị động lực lên bệ máy hay định tâm động cơ với thiết bị trên giá chung rồi lắp đặt cả cụm lên sàn vỏ tàu. Phương pháp lắp đặt cứng thiết bị động lực lên bệ thường dùng cho các trang bị làm việc tương đối ổn

định theo thời gian, tính cân bằng tốt. Còn đối với các trang bị động lực cỡ nhỏ, động cơ ít xylanh (thường nhỏ hơn hoặc bằng bốn), tính cân bằng kém, thường phải lắp đặt mềm trên bệ máy (hình 1.6.6).

Hình 1.6.6 Sơ đồ đặt cụm động lực lên bộ giảm rung a. Sơ đồ giảm rung toàn phần; b. Sơ đồ giảm rung cục bộ

1. động cơ; 2. khớp nối cứng; 3. máy phát điện; 4.giá bệ; 5. bộ giảm rung; 6. móng; 7. khớp nối mềm

Trong “mối quan hệ mềm” động cơ và thiết bị được dẫn động có thể được lắp đặt và định tâm với nhau trên cùng một bệ chung rồi lắp lên bệ tàu qua các bộ giảm rung (hệ giảm rung toàn phần – hình 1.6.6a) hay một trong hai (thường là động cơ) được quan hệ mềm, còn thiết bị kia (thường là máy phát điện hay động cơ điện – lắp trên “bệ cứng” (hệ giảm rung cục bộ hay từng phần – hình 1.6.6b).

Trong nguyên lý giảm rung toàn phần, do số lượng bộ giảm rung nhiều nên có thể bố trí cân đối, hệ dao động làm việc ổn định hơn và không có sự dịch chuyển tương đối giữa động cơ và máy phát trong quá trình làm việc. Nguyên lý này thường được trang bị cho các tổ phát điện tĩnh tại và lưu động. Còn ở nguyên lý giảm rung cục bộ, để khắc phục sự dịch chuyển của động cơ với thiết bị tiêu thụ công suất, giữa chúng phải được quan hệ bằng khớp nồi mềm 7 (hình 1.6.6b).

Một phần của tài liệu Bài giảng Trang bị động lực (Trang 39)