Chọn vị trí khoang máy và bố trí thiết bị trong khoang:

Một phần của tài liệu Bài giảng Trang bị động lực (Trang 40)

2. Xác định độ lệch tâm và gãy khúc bằng hai cặp mũi kim.

1.7.1 Chọn vị trí khoang máy và bố trí thiết bị trong khoang:

Số khoang máy chọn sao cho có thể ít nhất, ngắn nhất theo chiều dài thân tàu.

Kích thước cần thiết tối thiểu của khoang máy theo chiều dài chủ yếu dựa vào bố trí cụm máy chính (máy chính, cơ cấu truyền động, hệ trục,..)

Trên các tàu vận tải, tàu đánh bắt, ... các thiết bị động lực được bố trí trong một khoang máy chung; Việc bố trí nhiều khoang chỉ dùng khi không thể đảm bảo tính chống chìm ở một khoang, do số lượng thiết bị lớn.

Chiều dài của khoang so với chiều dài tàu khoảng (12-18)% đối với tàu hàng; (50-65)% đối với tàu kéo, tàu chiến, tàu phá băng, tàu cá,...

Việc bố trí khoang máy theo chiều dài tàu phụ thuộc nhiều vào kết cấu thượng tầng, loại tàu. Khoang máy có thể bố trí ở giữ tàu, phía đuôi hoặc phía mũi tàu.

+ Đảm bảo tính cân bằng tốt thì thường bố trí khoang máy giữa tàu nhưng có hệ trục dài, khó bố trí không gian chở hàng.

+ Bố trí khoang máy phía lái cho phép giảm khoảng cách trục nhưng khó quan sát khi điều khiển, tính cân bằng kém, khó bố trí thiết bị trong khoang máy.

+ Bố trí khoang máy trung gian thì kết hợp được các ưu điểm của các phương án trên.

Hình 1.6.10: Bố trí khoang máy theo chiều dài tàu; a, giữa; b. lái; c. trung gian

Hình 1.6.11 Sơ đồ phân bố cụm động lực trong khoang máy

1.vùng lắp hệ trục; 2. vùng lắp động cơ chính; 3. vùng máy phát điện; 4. trạm điều khiển; 5. vùng khí nén; 6. vùng hệ thống nhiên liệu; 7. vùng lòhơi ; 8.vùng xưởng cơ khí; 9. vùng hệ thống làm mát; 10. vùng hệ thống bôi trơn

Một phần của tài liệu Bài giảng Trang bị động lực (Trang 40)