e) Thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác:
2.3.3.2 Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn
Bảng 2.7: Cơ cấu NVHĐ TGTK tại NH TMCP Bắc Á chi nhánh Kim Liên trong 3 năm 2009-2010-2011 Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chênh lệch % Chênh lệch % TGTK không kỳ hạn 19.954 22.648 27.465 2.694 13,5 4.817 21,27 TGTK có kỳ hạn 395.671 501.921 607.783 106.250 26,85 106.250 21,09 TGTK kỳ hạn <12 tháng 385.908 489.107 592.990 103.199 26,74 103.883 21,24 TGTK kỳ hạn >12 tháng 9.763 12.814 14.793 3.051 31,25 1.979 15,44 Tổng NVHĐ TGTK 415.625 524.569 635.248 108.944 26,21 110.679 21,09
( Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của NH TMCP Bắc Á chi nhánh Kim Liên 3 năm 2009-2010-2011)
Thông thường kỳ hạn của các loại tiền gửi được chia ra làm 2 loại chính là: TGTK không kỳ hạn, TGTK có kỳ hạn (TGTK có kỳ hạn <12 tháng và TGTK có kỳ hạn > 12 tháng). Thời hạn của loại hình huy động TGTK ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng của mỗi loại kỳ hạn trong tổng số tiền gửi tiết kiệm huy động được.
Vốn TGTK của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Kim Liên chủ yếu có kỳ hạn dưới 12 tháng. Nó luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn TGTK . Năm 2009, TGTK kỳ hạn < 12 tháng chiếm đến 97,1% trong tổng số tiền gửi tiết kiệm huy động. Năm 2010 con số này đã tăng lên là 489.107 triệu đồng (chiếm đến 93,24%). Sang năm 2011, nguồn vốn huy động từ TGTK KKH <12 tháng là 592.990 triệu đồng ứng với 93,35%. Mặt khác, 2 kỳ hạn còn lại là TGTK không kỳ hạn và TGTK kỳ hạn > 12 tháng chiếm tỷ trọng hầu như không đáng kể.
Trong những năm vừa qua, mặc dù NHTMCP Bắc Á -Kim Liên đã rất chú ý đến việc huy động vốn thời hạn trên 12 tháng nên cơ cấu nguồn vốn đã có những chuyển biến tích cực và hợp lý hơn. Sự tăng trưởng về nguồn HĐV TGTK kỳ hạn >12 tháng đã tăng dần qua các năm. Nhưng ở ngân hàng vẫn còn tồn tại tình trạng thiếu nguồn vốn trung và dài hạn do TGTK có kỳ hạn dài trên 12 tháng của ngân hàng rất ít, chiếm tỷ trọng nhỏ (chỉ dao động trong khoảng 2,34%). Điều này gây bất lợi cho việc sử dụng vốn trung và dài hạn của ngân hàng. Do vậy, ngân hàng cần tập trung tăng tỷ trọng nguồn vốn này.
Bên cạnh đó, sở dĩ có tình trạng nguồn TGTK có kỳ hạn thì lớn nhưng nguồn TGTK không kỳ hạn lại nhỏ hơn rất nhiều là vì: với những người có tiền tạm thời nhàn rỗi nhưng lại là người tham gia hoạt động kinh doanh, họ luôn có xu hướng để tiền ở trong tay vì tâm lý sợ phiền phức khi rút tiền ra. Còn về phía những người không tham gia hoạt động kinh doanh thì mục đích của họ là có thêm thu nhập nên thường chọn hình thức có thời hạn (do tính ổn định và mức lãi suất cao hơn).