1. Mục tiêu
a. Mục tiêu ngắn hạn
Công ty đã đặt ra những mục tiêu trong ngắn hạn như sau:
- Phấn đấu năm 2011 đạt tăng trưởng 15-20% so với năm 2011, thực hiện tốt các chỉ tiêu năm 2012 đã đề ra.
- Thực hiện từng bước theo kế hoạch sản xuất đã đề ra, đảm bảo tiến độ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường.
- Phân công bố trí nguồn lực hợp lý để không ảnh hưởng đến quản trị sản xuât và đạt được hiệu quả tốt nhất nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí.
- Đổi mới doanh nghiệp, quản trị tốt và hiệu quả trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các bộ phận, nhà máy và các liên doanh, nghiên cứu và thực hiện các giải pháp tiết kiệm nguyên nhiên liệu, nhân công, nâng cao năng suất lao động
- Tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, phấn đấu đạt mức chỉ tiêu kế hoạch của năm 2012.
- Đảm bảo việc làm, ổn định lao động và nâng cao thu nhập cho người lao động, đảm bảo cuộc sống, quyền lợi của các cán bộ nhân viên công ty.
- Giữ vững thương hiệu Hatexco là một thương hiệu mạnh, công ty Dệt 19-5 Hà Nội là doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, tiến tới xây dựng thương hiệu Hatexco trở thành nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam về sản phẩm sợi, dệt , may.
b. Mục tiêu dài hạn
- Trong 5 năm tới công ty đặt mục tiêu tăng trường mỗi năm từ 15-20%, năm sau cao hơn năm trước, nâng thị phần của công ty ở thị trường trong nước lên vị trí thứ hai sau công ty cổ phẩn dệt may Hà Nội, đồng thời tiếp tục mở rộng thị
trường ta các nước châu Âu, nâng giá trị xuất khẩu lên chiếm 30-40% tổng giá trị sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty.
- Mỗi năm tiếp tục đầu tư mua sắm máy móc thiết bị có chất lượng từ các nước châu Âu đưa vào sử dụng để tự động hóa dây chuyền sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn thị trường trong nước và đảm bảo yêu cầu chất lượng ở các thị trường xuất khẩu.
- Xây dựng và mở rộng thêm các cơ sở sản xuất mới ở các tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương…, tiếp tục củng cố và đảm bảo sản xuất ở các cơ sở cũ ( Hà Nam ), đầu tư liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Tận dụng các cơ hội đầu tư từ doanh nghiệp khác, thu hút đầu tư nước ngoài để tăng nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ. Đồng thời công ty cũng liên tục quán triệt và học hỏi cách thưc quản lý để áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính và đảm bảo năng suất lao động.
2. Định hướng phát triển của công ty
Từ những mục tiêu cụ thể trên có thể thấy được tầm nhìn của công ty là rất thiết thực và công ty cũng đang nỗ lực hết sức mình để đưa mục tiêu đặt ra trở thành hiện thực trong thời gian gần nhất.Để thực hiện tốt những mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn mà công ty đã đề ra thì cần phải có chiến lược và định hướng cụ thể. Công ty muốn phát triển nhanh hơn nữa, nắm được thị phần trong nước và vươn ra thị trường quốc tế thì cần phải nắm bắt kịp thời những cơ hội và đồng thời có biện pháp hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt. Để làm được điều đó thì công ty cần phải:
Về nhân lực: Con người là nguồn lực chính tạo nên động lực của sự phát triển, tất cả
mọi hoạt động đều cần phải có sự can thiệp của con người. Chính vì vậy mà công ty cần phải đưa ra biện pháp phát triển nguồn nhân lực của công ty, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Máy móc công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến nhưng người lao động không đủ trình độ để vận hành và am hiểu để đưa ra biện pháp làm tăng năng suất thì hiệu quả đem lại cũng không cao.
Về máy móc thiết bị: Công nghệ là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng và năng suất sản phẩm, công nghệ hiện đại, tân tiến thì chất lượng và sản lượng sản phẩm đều tăng lên và ngược lại. Trên thị trường ngày nay thì người tiêu dùng rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm, do đó nó quyết định cả đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, ảnh hưởng đến vị thế của doanh nghiệp. Nhận thức được
tốt hơn nhu cầu thị trường, đặc biệt khi doanh nghiệp đang mở rộng thị trường ra các nước khác thì việc đáp ứng yêu cầu chất lượng của các nước đó là hết sức quan trọng. Việc đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất rất cần thiết, doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện để thay thế những công nghệ cũ, lỗi thời để đưa dây chuyền sản xuất thành tự động hóa, chuyên môn hóa ngày càng cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải học hỏi và áp dụng những biện pháp, cách thức sản xuất để tăng hiệu quả của dây chuyền, đồng thời rèn luyện tay nghề cho người lao động để có thể vận hành tốt nhất những công nghệ mình nhập về.
Về nguyên vật liệu: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và giá
thành của sản phẩm. Nguyên liệu đầu vào của công ty là bông và sợi bông. Hiện nay nguồn nguyên liệu trong nước đôi khi không đủ đáp ứng cho sản xuất nên công ty phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Điều này đã làm cho sản xuất đôi khi không được đáp ứng kịp thời và ảnh hưởng cả đến giá thành của sản phẩm. Để giải quyết tình trạng này thì doanh nghiệp nên đưa ra giải pháp là liên doanh với nhà nông để thành lập nên vùng chuyên canh nguyên liệu, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Việc này vừa tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, vừa tạo ra được công ăn việc làm cho người dân mà vẫn đáp ứng được yêu cầu sản xuất, giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, không bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài.
Về huy động và sử dụng vốn: Doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội khi có nguồn đầu tư
FDI từ nước ngoài để tăng thêm vốn kinh doanh của mình. Khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ở rất nhiều lĩnh vực, họ có vốn, có khoa học công nghệ nên doanh nghiệp có thể lien doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài này để kêu gọi vốn đầu tư, mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình, đồng thời cũng học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm quản lý điều hành của họ. Không chỉ liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài mà công ty còn cần phải liên kết với các doanh nghiệp khác trong ngành để tạo nên sự chuyên môn hóa, nâng cao năng suất và tính cạnh tranh của sản phẩm trong nước.
Về cách thức quản lý: Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì bộ máy điều hành
cần phải có sự trơn tru, linh hoạt. Do đó việc tổ chức, kiểm tra, thay đổi phương thức hoạt động của bộ máy quản lý để phù hợp nhất với những biến đổi của môi trường kinh doanh là việc làm không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Bộ máy quản lý chính là bộ não của toàn bộ cơ cấu tổ chức, việc loại bỏ những phần tử, bộ phận dư thừa làm cho bộ máy gọn nhẹ, dễ hoạt động và điều hành hiệu quả hơn.