Cơ hội và thách thức 1.Cơ hộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19-5 Hà Nội (Trang 68)

1. Cơ hội

Dệt may là ngành kinh doanh có truyền thống lâu đời, phát triển từ rất sớm và thu hút nhiều lao động. Trong công cuộc toàn cầu hóa và hội nhập đã tạo ra cho ngành nhiều cơ hội mới để phát triển. Công ty Dệt 19-5 Hà Nội là một thành viên trong ngành dệt may nên cũng có những cơ hội phát triển khi đất nước đang vươn ra thế giới.

Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tăng 2011 nền kinh tế Việt Nam theo đà phục hồi kinh tế thế giới cũng có những tăng trưởng tốt. Tăng trưởng GDP năm 2011 là 6.78%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14% đạt 974,2 nghìn tỷ VNĐ. Tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tăng 10%, ước đạt 11 tỷ USD. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cũng tăng 10,4% so với kế hoạch đạt 141,6 nghìn tỷ VNĐ. Tổng mức hàng hóa bán lẻ tăng 24,5% ước đạt 1561,6 nghìn tỷ VNĐ ( nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng 14%). Kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5% ước đạt 71,6 tỷ USD…

Nền kinh tế thế giới đã phục hồi sau khủng hoảng và đã có những dấu hiệu tăng trưởng khả quan. Ngành dệt may thế giới có những bước tăng trưởng đáng kể. Trong năm 2011, xuất khẩu hàng dệt may của các nước vào Mỹ đều tăng: Trung Quốc tăng 16,5% đạt 27,4 tỷ USD, Việt Nam tăng 22% đạt 6,1 tỷ USD,…do đó đơn giá các sản phẩm xuất khẩu cũng tăng đáng kể.

Ngành dệt may là một trong những ngành cần nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ. Trong khi đó Việt Nam là nước đông dân số với cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động rất dồi dào, chi phí cho việc thuê lao động không cao nên khả năng tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may nói chung và công ty Dệt 19-5 Hà Nội nói riêng là rất khả quan. Công ty Dệt 19-5 Hà Nội đã nhận thấy nguồn nhân lực con người là vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển, do đó công ty đã luôn có chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho công nhân trong công ty, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.

Mặt khác, nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư công nghệ mới để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm bằng nhiều cách. Công ty Dệt 19-5 Hà Nội đã nắm bắt được cơ hội, đầu tư mua sắm máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại từ châu Âu và đưa vào sản xuất. Việc này đã làm cho quá trình sản xuất của công ty được tự động hóa, chất lượng sản phẩm được nâng cao, làm

tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng của các nước khác nên có thể mở rộng thị trường ra các nước trên thế giới.

Nhu cầu về các sản phẩm dệt may tăng cao trong khi nguồn cung khan hiếm đã tạo điều kiện tốt để tăng giá bán đáng kể.

Trong sự hội nhập ngày càng nhanh thì việc nắm bắt kịp thời cơ hội để đưa ra được phương hướng phát triển là yếu tố quan trọng làm nên thành công của mỗi doanh nghiệp. Công ty Dệt 19-5 Hà Nội đã và đang làm tốt điều đó để đưa công ty ngày càng phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.

2. Nguy cơ

Khi nước ta gia nhập tổ chức WTO tức là phải chấp nhận cho các doanh nghiệp nước ngoài được hoạt động kinh doanh trên đất nước mình, đồng thời cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam được vươn ra thị trường quốc tế. Việc các doanh nghiệp khác được hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đã tạo nên một sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Ngành dệt may nói chung và công ty Dệt 19-5 Hà Nội cũng không ngoại lệ khi phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan. Điều này đòi hỏi không chỉ riêng công ty Dệt 19-5 Hà Nội mà các doanh nghiệp trong ngành dệt may cần phải có chiến lược phát triển đúng đắn để có thể giữ vững thị trường nội địa.

Khủng hoảng nợ công của một số nước châu Âu cũng đã tác động tiêu cực đến nhập khẩu dệt may thế giới. Nó có tác dụng tiêu cực đến ngành dệt may khi giá cả đầu ra không thể tăng kịp so với giá bông. Nguồn nguyên liệu đầu vào là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh cũng như kết quả kinh doanh của công ty. Hiện tại thị trường nguyên liệu trong nước cho ngành dệt may và công ty Dệt 19- 5 Hà Nội vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Việc này đã làm cho giá các sản phẩm của công ty và ngành cao hơn so với sản phẩm các nước khác, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.

Dệt may là ngánh sản xuất hàng tiêu dùng, rào cản gia nhập ngành là rất ít, do đó ngày càng nhiều các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành. Trong khi đó thị trường tiêu dùng hàng dệt may luôn ổn định, ít thay đổi. Điều này làm cho thị phần của các doanh nghiệp có nguy cơ giảm xuống khi số lượng các doanh nghiệp tăng lên. Đây cũng là một thách thức đối với công ty Dệt 19-5 Hà Nội. Các doanh nghiệp mới thành lập có máy móc thiết bị hiện đại, tiếp cận cái mới, tiến bộ ngay từ đầu, tuy nhiên họ chưa có kinh nghiệm

như các doanh nghiệp đã hoạt động lâu dài. Do đó công ty Dệt 19-5 Hà Nội cần phải nắm bắt được điểm mạnh của mình để phát huy, giành được lợi thế trên thị trường.

Các rào cản thương mại ngày càng tăng tại các thị trường nước ngoài: Mỹ yêu cầu các lô hàng phải có chứng chỉ phù hợp với tiêu dùng, nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp…

Thị trường tài chính Việt Nam luôn biến động thất thường, tỷ giá, lãi suất liên tục tăng cao, giá vàng liên tục tăng cũng có tác động không tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam. Lạm phát tăng tới 2 con số ( 11,75%) vượt xa mục tiêu kiềm chế làm phát của Chính phủ gây ra áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19-5 Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w