Tài sản cố định 161.848 202.533 206.550 215.848 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 41.342 55.449 72.597 105.322
Tài sản dài hạn khác - 1.512 2.769 3.645 B NGUỒN VỐN 604.955 669.292 700.979 784.062 I NỢ PHẢI TRẢ 448.842 481.890 490.685 508.682 Nợ ngắn hạn 248.167 265.781 283.760 325.526 Nợ dài hạn 200.675 216.109 206.925 183.156 II VỐN CHỦ SỞ HỮU 156.113 159.038 162.431 163.929
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 150.000 150.000 150.000 150.000 Quỹ đầu tư phát triển 2.875 2.986 3.120 3.250
Quỹ dự phòng tài chính 785 785 785 865
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 385 411 834 968
( Nguồn: Phòng tài vụ )
Qua bảng báo cáo tài chính của công ty trong giai đoạn 2008-2011 có thể thấy được tổng giá trị tài sản của công ty luôn gia tăng qua các nă. Năm 2009 cao hơn năm 2008 là 64.337 triệu đồng. Năm 2011 cao hơn năm 2010 là 47.083 triệu đồng. Điều này phần nào chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã được gia tăng đầu tư và thu được hiệu quả cao. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng đều qua các năm, năm 2009 tăng hơn năm 2008 hơn 2 lần tương đương với 2.788 triệu đồng, năm 2011 tăng hơn năm 2010 là 1.154 triệu đồng.
Từ kết quả của báo cáo tài chính trên ta có thể tính toán được một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của công ty như sau:
- Tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng vốn ( ROA):
Năm 2010: ROA = = x100 = 1.1%
Năm 2011: ROA = x 100 = 1.18%
Như vậy, khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn của công ty năm 2011 cao hơn năm 2010 là 0.07% chứng tỏ năm 2011 công ty làm ăn có hiệu quả hơn năm 2010, hiệu quả đầu tư năm 2011 cao hơn so với năm 2010.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu ( ROE ):
Năm 2010: ROE = = x 100 = 4.74%
Năm 2011: ROE = x 100 = 5.4%
Có thể thất được lợi nhuận tạo ra từ một đồng vốn chủ sở hữu năm 2011 cao hơn năm 2010 là 0.66%, chứng tỏ quá trình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã mang lại hiệu quả tốt hơn so với năm trước. Đây là dấu hiệu tốt mà công ty cần cố gắng phát huy hơn nữa.
- Tỷ suất nợ:
Năm 2010: Tỷ suất nợ = = = 0.7
Năm 2011: Tỷ suất nợ = = 0.68
Tỷ số nợ cho biết tỷ lệ vốn vay và vốn tự có của công ty, tỷ số nợ càng thấp thì càng thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty mạnh và ngược lại. Kết quả tính toán ở trên cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn đi vay bên ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính và khả năng huy động vốn của công ty khi thị trường vốn có biến động. Tuy nhiên tỷ số nợ năm 2011 giảm so với năm 2010 là 0.02 chứng tỏ công ty đang từng bước khắc phục tình trạng phụ thuộc tài chính vào nguồn vốn vay bên ngoài. Đây là dấu hiệu khởi sắc của công ty.
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Năm 2010: Hệ số thanh toán = = = 1.43
Năm 2011: Hệ số thanh toán = = 1.47
Kết quả phân tích cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp năm 2011 cao hơn so với năm 2010 là 0.04, tức là giá trị tài sản của doanh nghiệp có tốc độ gia tăng nhanh hơn so với tốc độ gia tăng của nợ vay. Điều này thể hiện rằng công ty đang làm ăn có hiệu quả và phát triển tốt.
Từ những phân tích một số chỉ số trên cho thấy công ty kinh doanh đạt hiệu quả tốt qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng phản ánh chưa cao nhưng trong quá trình khủng hoảng kinh tế như hiện nay thì dấu hiệu tăng trưởng trong kinh doanh là một tín hiệu đáng mừng.
Ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất các sản phẩm vai và sợi tổng hợp nên nguồn nguyên liệu đầu vào chính là bông và sợi. Ở nước ta, nguồn nguyên liệu bông dùng cho ngành dệt may rất khan hiếm, chất lượng không cao, do đó công ty phải nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường quốc tế là chủ yếu. Là doanh nghiệp sản xuất nên hoạt động mua nguyên vật liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm thì bông chiếm 40%, sợi chiếm 35%, khăn mặt chiếm 20%, các loại nguyên vật liệu khác chiếm 5%.
Trong từng khâu, từng công đoạn của quá trình sản xuất sẽ sử dụng những nguyên vật liệu khác nhau với từng công cụ, máy móc thiết bị hợp lý. Do công đoạn sản xuất có dây chuyền dài, công nghệ phức tạp, được chia làm nhiều khâu, nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, nên sản phẩm của khâu trước lại là nguyên liệu đầu vào của khâu sau.
Với phân xưởng sợi: Nguyên vật liệu đầu vào là bông được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là bông nhập khẩu từ nước ngoài. Với phân xưởng dệt: nguyên vật liệu đầu vào là các loại sợi, sản phẩm của phân xưởng sợi sau đó được dệt ra các loại vải. Với phân xưởng may: các loại vải do phân xưởng dệt sản xuất ra sẽ được chuyển xuống phân xưởng may để sản xuất ra các sản phẩm khác.
Các loại nguyên vật liệu đầu vào được chia ra làm 2 loại:
- Nguyên vật liệu chính: là thành phần chính cấu tạo nên sản phẩm như bông, sợi…
- Nguyên liệu phụ: là những nguyên liệu có định mức sử dụng gần giống nhau nên công ty xếp chung thành một loại như dầu MD40, sáp tạo độ bóng … Nguồn cung cấp nguyên vật liệu và năng lượng: Nguồn nguyên liệu của công ty bao gồm cả nguồn nguyên liệu trong nước và nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Do nguồn cung ở trong nước còn hạn chế, chất lượng nguyên liệu chưa đảm bảo, không đáp ứng đủ yêu cầu của sản xuất nên công ty nhập khẩu nguyên liệu từ các nước như: Nga, Ấn Độ, các nước Châu Phi…
Do nguồn nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài về nên giá thành của nguyên vật liệu là rất cao. Để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thì công ty cần phải có biện pháp để tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng một cách hợp lý nhất để vừa có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra mà vẫn tiết kiệm được chi phí, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các công ty khác.