Giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu phòng giao dịch Bạch Mai-chi nhánh Đông Đô (Trang 80)

- Đề nghị cho vay đầu tư dự án: Với mức vốn cho vay tối đa là 8.900 triệu đồng (Tám tỷ chín trăm triệu đồng) Toàn bộ vốn vay được sử dụng để đầu tư mua

SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI GPBANK

2.2.4 Giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm định.

Nội dung thẩm định phải không ngừng được nâng cao, đổi mới phù hợp với tình hình thực tế. Trước tiên, Ngân hàng nên phân loại khách hàng, phân loại các dự án theo lĩnh vực kinh doanh, từ đó có những quy định riêng về nội dung, quy trình thẩm định với từng lĩnh vực kinh doanh đó. Việc phân loại này phải được thực hiện 1 cách khoa học, và việc quy định nội dung, quy trình thẩm định cho từng loại dự án này phải dựa trên cơ sở thực tế nhằm đảm bảo hiệu quả thẩm định.

Trong quá trình thẩm định ngoài việc dựa trên cơ sở hồ sơ dự án mà khách hàng cung cấp để phân tích các khía cạnh nội dung của dự án thì việc thu thập các cơ sở thông tín dữ liệu có chất lượng, việc đánh giá, kiểm chứng, kiểm tra thực tế là rất quan trọng cần được cán bộ tín dụng thực hiện một cách nghiêm túc. Dù dự án có quy mô nhỏ hay lớn thì các nội dung thẩm định cần được thực hiện đầy đủ đúng quy trình, thẩm định thực hiện nghiêm túc ở tất cả các nội dung không chỉ tập trung vào khía cạnh tài chính, khả năng trả nợ của chủ đầu tư mà các khía cạnh khác như thẩm định khía cạnh thị trường, thẩm định kỹ thuật công nghệ, thẩm định về khía cạnh kinh tế xã hội… cũng cần được chú trọng và thực hiện nghiêm túc.

Các giải pháp đưa ra về thẩm định khách hàng, thẩm định chi tiết các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh tế xã hội của dự án phải dựa trên đặc điểm của từng dự án, dựa trên chiến lược, yêu cầu, khả năng của Gpbank và luôn tham khảo những nội dung, phương pháp thẩm định đang có ở nhiều ngân hàng khác. Từ đó xây dựng lên nội dung thẩm định dự án khoa học và hiệu quả. Một số nội dung cần hoàn thiện ở các mặt này như sau:

• Về khía cạnh thị trường :

Để kết quả phân tích đánh giá thị trường có chất lượng tốt cán bộ tín dụng phải có phương pháp phân tích khoa học dựa trên cơ sở thông tin, dữ liệu có chất lượng, không quá phụ thuộc vào nhưng số liệu do chủ đầu tư cung cấp. Có thể tham vấn một số chuyên gia trong ngành để có cái nhìn tổng quan hơn từ đó đưa ra những phân tích , đánh giá về thị trường sản phẩm đầu ra của dự án được khách quan và chất lượng.

Cán bộ tín dụng cũng cần phải có nhạy bén đánh giá cho việc thẩm định sự phù hợp của các biện pháp chiếm lĩnh thị trường đưa ra trong dự án.

Kết hợp phân tích thị trường tổng thể với phân tích thị trường mục tiêu để đánh giá toàn diện thực trạng và triển vọng phát triển về ngành, lĩnh vực của dự án, khả năng ra nhập thị trường của sản phẩm dự án. Cán bộ tín dụng có thể sử dụng các phương pháp ngoại suy, thống kê, định mức, lấy ý kiến chuyên gia để nâng cao chất lượng khâu dự báo thị trường.

Về thẩm định khía cạnh kỹ thuật.

Khi nhận thức được những yếu kém và hạn chế của cán bộ tín dụng về thẩm định phương diện kỹ thuật, với những dự án quan trọng mà yếu tố kỹ thuật có ảnh hưởng quyết định tới dự án ngân hàng cần thuê chuyên gia hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia để tránh tình trạng chấp nhận ngay những kết quả kỹ thuật do chủ đầu tư đưa đến. Đồng thời bản thân cán bộ tín dụng cũng cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về ngành , nắm bắt được những đặc tính kỹ thuật, các công nghệ và phương án kỹ thuật để đảm bảo nội dung thẩm định có chất lượng. Nội dung đánh giá khả thi về mặt kỹ thuật của dự án cần quan tâm tới công nghệ và thiết bị, nhiều mảng dự án mặt này quyết định tới khả năng thành bại của dự án.

Ngoài ra cần quan tâm tới tiến độ, kế hoạch triển khai dự án. Phải thẩm định tính khả thi chắc chắn của các phương án giải phóng mặt bằng, phương án định cư, đền bù với những dự án có liên quan tới mặt này.

Về thẩm định khía cạnh tài chính:

- Về thẩm định mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ :

Đề thẩm định chính xác quy mô và cơ cấu của tổng mức vốn đầu tư, cán bộ cần căn cứ vào các định mức kỹ thuật của ngành và theo các đơn vị giá của nhà nước trên thị trường để tính toán các khoản chi phí, xác định đúng quy mô và đưa ra mức vốn đầu tư hợp lý. Ngoài ra cần so sánh về quy mô và cơ cấu tổng vốn đầu tư của dự án với các cùng lĩnh vực, cùng ngành nghề, cùng quy mô. Chủ động phân tích, tính toán xác định đúng quy mô và nguồn vốn dự án cần.

Khi xác định mức dự phòng cần tính đến các yếu tố liên quan như : tỷ giá, lãi suất, lạm phát,…không chỉ lấy một mức cố định như hiện nay.

Đối với các dự án có thời kỳ thực hiện đầu tư kéo dài, đặc biệt là các dự án xây dựng có nhiều hạng mục công trình, kéo dài trong nhiều năm, cần đặc biệt quan tâm đến tiến độ bỏ vốn trong từng giai đoạn. Đã có không ít những dự án gặp phải khó khăn về tiến độ thi công do không nghiên cứu kỹ và dự toán khả

năng bỏ vốn của các nguồn vốn. Việc xác định, đánh giá sự hợp lý của tiến độ bỏ vốn sẽ giúp dự án đảm bảo hiệu quả hơn, ngân hàng đảm bảo được khả năng thu nợ đúng tiến độ.

Khi thẩm định nguồn tài trợ của dự án, ngân hàng cần phải đánh giá kỹ tính khả thi của từng nguồn tài trợ, đặc biệt phải thẩm định rõ phần vốn tự có trên cơ sở phân tích tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính của ngân hàng, cần thẩm định tính pháp lý, vững chắc của các nguồn vốn :

+ Vốn tự có huy động từ đâu? Bằng hình thức nào? Có đảm bảo tỷ lệ an toàn cho dự án hay không? Giá trị vốn tự có có được tính chính xác hay không? Thẩm định được phương thức góp vốn , thời gian, tiến độ góp vốn tự có,

+ vốn vay của các tổ chức tín dụng giải ngân với điều kiện như thế nào? Có cam kết chắc chắn hay không?

- Về thẩm định doanh thu chi phí và lợi nhuận:

Dự án đầu tư thường chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố mang tính rủi ro như giá cả, lạm phát, tỷ giá… do đó khi thẩm định tính hợp lý của doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các kỳ dự án, cán bộ tín dụng cần chú ý tới tác động của các yếu tố đó nhằm đưa ra được dự tính sát với thực tế nhất. Để có thể đánh giá được chính xác khả năng biến động của giá cả, cần thu nhập và phân tích các số liệu thông kê về giá cả sản phẩm trong các năm trước đó, tham khảo các số liệu cung/ cầu trên thị trường, xác định quy luật biến động của giá để ước tính cho tương lai.

- Về thẩm định dòng tiền : để đảm bảo các nguyên tắc xác định dòng tiền, cán bộ tín dụng cần đưa đầy đủ chi phí cơ hội, giá trị thu hồi tài sản cố định, vốn lưu động ban đầu, giá trị đầu tư bổ sung vào tính toán dòng tiền.

Đặc biệt cần quan tâm tới xác định lãi suất chiết khấu để xác định được chính xác thu nhập của dự án..

tiêu mà cán bộ tín dụng hay sử dụng như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn… ngân hàng có thể xem xét và bổ xung một số chỉ tiêu như hệ số hoàn vốn nội bộ điều chỉnh ( MIRR), chỉ số sinh lời của tổng vốn đầu tư (PI), điểm hòa vốn cho cả đời dự án… Khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án cần phải được so sánh, đối chiếu với các dự án cùng nghành , cùng quy mô để đánh giá từ đó làm tăng tính thuyết phục của kết quả thẩm định.

- Cán bộ tín dụng của ngân hàng cần chú ý về phân tích độ nhạy của dự án, không chỉ đơn thuần dự báo rủi ro và đưa ra cách khắc phục mà còn phải định lượng và đánh giá được các tác động của rủi ro đó. Khi phân tích độ nhạy, cán bộ tín dụng cần xác định rõ đâu là những yếu tố có thể thay đổi và ảnh hưởng nhiều nhất tới hiệu quả tài chính của dự án, phân tích , tìm ra các quy luật biến đổi của các yếu tố đó để tiến hành cách thức tiến hành phân tích độ nhạy hiệu quả nhất. Cán bộ tín dụng cần phân tích nhiều chiêu với sự thay đổi của nhiều yếu tố đầu vào, đầu ra. Để hỗ trợ cho công việc tính toán ngân hàng có thể xem xét xây dựng, đầu tư, trang bị một phần mềm phục vụ công việc đảm bảo nhanh chóng và chính xác.

Trên cơ sở phân tích đó, cán bộ tín dụng sẽ làm rõ dự án an toàn trong biến động nào, hoạt động hiệu quả ở vùng biến động nào.

• Thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội :

Trong phân tích kinh tế xã hội của dự án, bên cạnh những chỉ tiêu phản ánh những tác động tích cực như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp cho ngân sách địa phương, tạo việc làm … thì cán bộ tín dụng cần nêu ra những tác động tiêu cực như ảnh hưởng tới môi trường, lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên… lượng hóa các tác động đó trong khả năng có thể . Phân tích kinh tế xã hội quan trọng là xác định được các lợi ích và chi phí xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu phòng giao dịch Bạch Mai-chi nhánh Đông Đô (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w