- Đề nghị cho vay đầu tư dự án: Với mức vốn cho vay tối đa là 8.900 triệu đồng (Tám tỷ chín trăm triệu đồng) Toàn bộ vốn vay được sử dụng để đầu tư mua
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI GPBANK
2.2.3 Giải pháp hoàn thiện về phương pháp thẩm định:
Từ lý luận cũng như thực tiễn đã chỉ ra khi thẩm định một dự án không nên chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất. Các nội dung thẩm định khác nhau cần được sử dụng các phương pháp thẩm định khác nhau sao cho phù hợp, sử dụng kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp thẩm định sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Trong việc vận dụng từng phương pháp cần chú ý :
Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu :
+ Khi thực hiện phương pháp cần phải so sánh đánh giá nhiều chỉ số, tiêu chí sao cho phù hợp với từng loại dự án, trong quá trình so sánh phải biết lựa chọn các dự án có cùng quy mô, cùng điều kiện chứ không chỉ đơn thuần so sánh với các chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật của bộ ngành. Các chỉ số của dự án phải được chú ý so sánh cả về mặt thời gian để thấy được sự phù hợp, đáp ứng của dự án với các mục tiêu phát triển và tăng trưởng. Việc so sánh các tiêu chí khi thẩm định không nên thực hiện đơn thuần, máy móc.
+ Ngân hàng luôn phải tìm hiểu, cập nhật thông tin một cách chính xác và hiệu quả, mở rộng các nguồn tìm kiếm thông tin, tham khảo các nguồn thông tin quốc tế và tham khảo đánh giá , nghiên cứu của các chuyên gia trong từng các lĩnh vực.
Không chỉ thu thập những thông tin trên lý thuyết mà cần tham khảo từ những doanh nghiệp đã hoạt động thực tế.
Phương pháp dự báo :
+ Cán bộ tín dụng luôn phải chủ động trong việc tìm kiếm những thông tin phù hợp để dự báo hướng phát triển thị trường, ngành nghề, lĩnh vực, cung cầu về sản phẩm của dự án và đầu vào của dự án, phải xác định và phân tích chính xác chi tiết các yếu tố ảnh hưởng . Luôn mở rộng các kênh tìm kiếm và cập nhật thông tin thường xuyên để làm dữ liệu đánh giá.
+ Cán bộ tín dụng có thể sử dụng thêm các mô hình toán, phương pháp toán để dự báo, tính toán đặc biệt là có thể cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia để việc sự báo được chất lượng hơn.
+ Ngân hàng cần chủ động xây dựng, trang bị cho nhân viên của mình những công cụ tính toán dự báo hiện đại nhằm dự báo cung cầu hiệu quả và chính xác hơn,cũng cần xây dựng và đào tạo một đội ngũ chuyên gia phân tích và dự báo giỏi.
Phương pháp phân tích độ nhạy và triệt tiêu rùi ro:
Bằng phương pháp phân tích độ nhạy chúng ta có thể thẩm định khả năng chịu đựng rủi ro của dự án trong những tình huống có sự thay đổi các yếu tố đầu vào, đầu ra, tăng vốn đầu tư hay giảm công suất…sự thẩm định này là rất quan trọng. Trong quá trình thẩm định tín dụng của mình cán bộ cần chú ý sử dụng phương pháp này để đánh giá rủi ro của dự án.Trong quá trình sử dụng phương pháp này tùy thuộc vào dự án mà cán bộ tín dụng phải sử dụng linh hoạt cả những phương pháp định lượng và định tính để đánh giá rủi ro. Với những rủi ro như biến đổi giá nguyên liệu đầu vào, thay đổi về giá nhân công , lao động, thay đổi về công suất… có thể dùng các phương pháp định lượng , các hàm toán học để tính toán tới sự thay đổi hiệu quả của dự án. Với những rùi ro như: thay đổi chính sách đầu tư, thiên tai, khủng hoảng kinh tế … là những rủi ro khó lượng giá. Chính vì vậy cán bộ tín dụng
phải sử dụng linh hoạt các biện pháp định tính để phân tích dự báo rủi ro. Các biện pháp định tính để phân tích và dự báo rủi ro có thể sử dụng: Phương pháp chuyên gia ( dựa trên các nghiên cứu của các chuyên gia trong các lĩnh vự như bảo hiểm, quản trị rủi ro, quản trị kinh doanh.. đánh giá nguy cơ bằng cách cho điểm.); Phương pháp xếp hạng mức độ ảnh hưởng tới rui ro ( phương pháp kêt hợp sự so sánh liên hoàn giữa các nhân tố tác động tới rủi ro trong kinh doanh dự án, sự so sánh được thể hiện bằng cách cho điểm theo một nguyên tác nhất định dựa trên ma trận đối xứng ).Với những dự án có quá nhiều rủi ro, hoặc rủi ro có nguy cơ xảy ra nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả dự án thì phải từ chối tài trợ, cho vay vốn.
Đồng thời trên cơ sở những rủi ro dự báo trước, cần thẩm định các biện pháp phòng ngừa,hạn chế, khắc phục rủi ro của dự án như :
+ Thẩm định các hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng của dự án được ký kết với bên thi công, bên cung cấp đầu vào.
+ Thẩm định các cam kết về góp vốn, cac hợp đồng tín dụng.
+ Thẩm định các hợp đồng thuê quản lý dự phòng, thẩm định bảo hiểm đối với những rủi ro bất khả kháng.
+ Thẩm định kế hoạch phục hồi của dự án nếu có rủi ro phát sinh…
Ngoài ra, bên cạnh các phương pháp thẩm định truyền thống như phương pháp thẩm định theo trình tư, phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp dự báo, phương pháp triệt tiêu rủi ro… ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng các phương pháp khác để nâng cao chất lượng thẩm định dự án : Phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp phân tích tình huống…