- Đề nghị cho vay đầu tư dự án: Với mức vốn cho vay tối đa là 8.900 triệu đồng (Tám tỷ chín trăm triệu đồng) Toàn bộ vốn vay được sử dụng để đầu tư mua
1.2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân: a, Những hạn chế:
a, Những hạn chế:
+Thứ nhất, tính chủ động trong tìm kiếm khách hàng: Cán bộ tín dụng của NH chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng,tìm kiếm những dự án đầu tư có hiệu quả để cho vay hoặc tài trợ mà vẫn thụ động chờ các cá nhân doanh nghiệp có
nhu cầu vốn đến liên hệ nên vẫn chưa đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của phòng cũng như của ngân hàng.
+ Thứ hai, về quy trình và tổ chức thẩm định :
Công tác thẩm định đã được phân công và phân trách nhiệm cho từng cán bộ phụ trách,từng vị trí chuyên môn. Cán bộ tín dụng của phòng còn có sự hướng dẫn, hỗ trợ của chi nhánh tuy nhiên đôi khi còn nhiều bất cập. Quy trình thẩm định vẫn còn bị chồng chéo, cán bộ của phòng và chi nhánh chưa có sự kết hợp thực sự hài hòa với nhau tạo điều kiện nâng cao chất lượng và rút ngắn được thời gian thẩm định các dự án.
Hiện nay tại phòng một cán bộ tín dụng vẫn thực hiện cả 3 khâu cơ bản trong quá trình cho vay đó là: tiếp xúc với khách hàng, thẩm định dự án/ phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ nên công việc thẩm định đôi khi không hoàn toàn khách quan.. Lực lượng cán bộ tín dụng, thẩm định tín dụng của phòng còn mỏng đơn thuần là những cán bộ nghiệp vụ,phụ trách thẩm định tất cả các mặt của dự án nên nhiều khi đánh giá về mặt kỹ thuật, mặt thị trường của dự án còn chưa đạt được tính chính xác cao và còn có những thiếu sót
Ngân hàng chưa phân tách rõ rệt mảng khách hàng doanh nghiệp và mảng khách hàng cá nhân. Bộ phận tín dụng của phòng còn mỏng, chưa có sự phân công chuyên trách, khối lượng công việc nhiều nên nhiều báo cáo thẩm định có chất lượng chưa cao
Hiện nay, Ngân hàng cũng chưa có 1 phòng Quản lý rủi ro riêng biệt. Các nội dung thẩm định liên quan đến khía cạnh rủi ro của dự án đều được tiến hành chung. Như vậy, các yếu tố rủi ro, quy trình quản lý rủi ro chưa được thực hiện một cách chuyên dụng và có chuyên môn cao, mới chỉ được các cán bộ tín dụng tiến hành một cách sơ sài và tổng quan nhất.
Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng thực hiện được công tác theo dõi mục đích sử dụng vốn vay, tính hình vay, trả nợ của chủ đầu tư nhưng công tác theo dõi ,đánh giá tiến độ chất lượng công trình còn chưa được coi trọng, những đánh giá, báo cáo mang tính chủ quan và bị động chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật ,nên khó tránh khỏi những rủi ro cho ngân hàng.
+Thứ ba, về nội dung thẩm định:
Hiện nay, với số lượng dự án vay vốn ngày càng gia tăng thì 1 hạn chế chung với nội dung thẩm định dự án đó là: chưa xây dựng được nội dung và phương pháp thẩm định riêng với từng loại dự án vay vốn..
Bên cạnh đó, công tác thẩm định vẫn còn chủ yếu dựa trên cơ sở hồ sơ dự án mà khách hàng cung cấp, việc đi kiểm chứng kiểm tra còn thiếu. Đối với 1 số dự án quy mô nhỏ, quá trình thẩm định hầu như chỉ tập trung vào khía cạnh tài chính, khả năng trả nợ của chủ đầu tư, các khía cạnh khác còn chưa được thẩm định 1 cách xác đáng.
Trong thẩm định khía cạnh kỹ thuật: Phần lớn đội ngũ cán bộ thẩm định đều xuất phát từ các khối kinh tế hiện nay, việc thẩm định khía cạnh kỹ thuật của các dự án còn nhiều hạn chế, hầu như không đưa ra được các ý kiến độc lập. Do trình độ chuyên môn về lĩnh vực kỹ thuật không cao và ít kinh nghiệm thực tế, khi phân tích đánh giá chỉ xem xét dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu khoa học của ngành hoặc so sánh với các dự án tương tự nên cán bộ thẩm định chỉ có thể đưa ra kết luận dựa trên luận chứng kỹ thuật mang tính lý thuyết hoặc thụ động vào những đánh giá của khách hàng mà rất khó khăn trong việc đưa ra nhận xét chủ quan của mình
Trong thẩm định khía cạnh thị trường: các kết luận đưa ra còn thiếu cơ sở, không có căn cứ thực tế, những số liệu thống kê được sử dụng để phân tích, dự báo độ chính xác chưa cao và không thống nhất. Hầu hết các kết luận đưa ra dựa trên hồ sơ khách hàng cung cấp và ý kiến chủ quan của cán bộ thẩm định, khâu dự báo chưa chính xác nên gây khó khăn cho việc đánh giá và dự báo cung- cầu thị trường cũng như sự triển vọng trong tương lai.
Khía cạnh thẩm định tài chính tuy được tập trung nhất nhưng cũng còn nhiều hạn chế: việc tính toán các chỉ tiêu còn dựa trên cơ sở các yếu tố ổn định, chưa tính đến độ nhạy của giá cả, lãi suất , thường cán bộ thẩm định ít quan tâm tới các yếu tố như trượt giá, lạm phát...
Trong việc xác định dòng tiền, cán bộ tín dụng thường chưa chú trọng tới sự sai khác về thời điểm đầu tư, chưa tính đến giá trị thu hồi của dự án khi kết
thúc.Ngoài ra khi tính toán dòng tiền của dự án chưa đề cập tới các khoản thu khác và giá trị đầu tư bổ sung trong quá trình thực hiện dự án, trên thực tế những khoản mục này là thường xảy ra và ảnh hưởng trục tiếp tới việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính sau đó. Các chỉ tiêu tài chính tuy được tính toán nhưng chưa có sự phân tích và so sánh với các chỉ tiêu của ngành, lĩnh vực hay các dự án tương tự nên kết quả chủa mang tính thuyết phục cao.
Thẩm định nguồn vốn của chủ đầu tư mới chỉ ở bề nổi dựa trên căn cứ kế hoạch của chủ đầu tư, các dự án bỏ vốn theo từng giai đoạn vẫn chưa xác định rõ quy mô góp vốn trong từng thời kỳ, khó đánh giá việc góp vốn này có phù hợp với triển khai dự án không? Đặc biệt là tính khả thi trong việc thu xếp vốn chưa được làm rõ. Điều này có thể gây ra những rủi ro cho việc quyết định cho vay của ngân hàng khi doanh nghiệp không đủ nguồn vốn tự có để thực hiện dự án.
Ngân hàng chưa xây dựng một quy trình, những tiêu chuẩn cụ thể để so sánh mà nhiều khi còn phụ thuộc nhiều vào chủ quan của cán bộ tín dụng của phòng. Ngân hàng chưa xây dựng được chương trình phần mềm chuyên dụng để tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án. Trong quá trình tính toán, các chỉ tiêu tài chính được thiết kế xây dựng trên các phần mềm chuyên dụng sẽ làm giảm bớt thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp thẩm định như phân tích độ nhạy, dự báo hay triệt tiêu rủi ro.
Đối với khía cạnh thẩm định kinh tế- xã hội của dự án: cán bộ thẩm định rất ít khi đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội như: mức tăng thu nhập, khả năng tạo việc làm, mức tác động đến môi trường… có đề cập tới cũng chỉ mang tính khái quát, sơ sài. Như vậy, khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội còn bị cán bộ thẩm định coi nhẹ.
Khi thẩm định các yếu tố rủi ro: cán bộ thẩm định chỉ đánh giá sơ qua về 1 số rủi ro chủ yếu mà chưa đưa ra được các phương án cụ thể để hạn chế những rủi ro này. Cán bộ thẩm định cũng chưa lượng hóa được các chỉ tiêu này, nhằm đánh giá định lượng mức độ ảnh hưởng của nó đối với hiệu quả kinh tế của dự án.
+Thứ tư: trong phương pháp thẩm định:
Ngân hàng chưa có sự kết hợp các phương pháp trong quá trình thẩm định và việc áp dụng các chỉ tiêu cũng còn nhiều hạn chế.
Phương pháp so sánh các chỉ tiêu là phương pháp phổ biến, được các cán bộ thẩm định áp dụng nhiều nhất. Tuy vậy, việc so sánh đôi khi còn mang tính giản đơn, áp dụng 1 cách máy móc. Chưa có sự so sánh với các dự án tương tự, các định mức kinh tế - kỹ thuật của Bộ ngành. Các chỉ tiêu tài chính mới dừng lại ở việc so sánh các năm với nhau mà chưa đối chiếu với các DN trong cùng ngành. Mặt khác, nguồn thông tin của ngân hàng còn thiếu, các tiêu chuẩn và công nghệ, thiết bị kỹ thuật chưa chuẩn mực nào để kiểm tra, đối chứng.
Phương pháp dự báo chưa được áp dụng 1 cách chuẩn xác. Các thông tin về cung cầu, giá cả sản phẩm được cán bộ thẩm định thu thập và kiểm định qua chính hồ sơ của khách hàng, qua sách báo, tạp chí, các phương tiện đại chúng, qua trung tâm phòng ngừa tín dụng CIC… các thông tin này nhiều khi không thực sự đầy đủ và cập nhật. Ngoài ra, các thông tin khác như: môi trường kinh doanh, yếu tố đầu ra, đầu vào… chưa được quan tâm đúng mức. Ngân hàng cũng chưa trang bị được cho mình các công cụ tính toán dự báo hiện đại nhằm dự báo cung cầu thị trường, chưa có được đội ngũ chuyên gia thẩm định giỏi phân tích, dự báo thị trường.
Phương pháp phân tích độ nhạy và triệt tiêu rủi ro dự án chưa được chú trọng. Cán bộ thẩm định chưa đi sâu phân tích, đánh giá toàn diện về rủi ro của dự án, cũng chưa giành nhiều thời gian cùng chủ đầu tư tìm các biện pháp phòng ngừa. Bên cạnh đó, đối với phương pháp phân tích độ nhạy cán bộ thẩm định vẫn còn coi nhẹ, hoặc chưa đủ chuyên môn, thời gian và chi phí để thực hiện.
+Thứ năm, thời gian thẩm định:
Như đã biết, Ngân hàng đã có rất nhiều biến chuyển tích cực đối với thời gian thẩm định dự án. Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp liên quan đến quy trình thẩm định, nội dung thẩm định nhằm rút ngắn thời gian thẩm đinh. Tuy nhiên, Ngân hàng lại chưa quy định thời gian cụ thể với từng loại dự án, nhằm đẩy nhanh tiến độ thẩm định hơn nữa và hạn chế tình trạng cán bộ thẩm định ỷ nại, chậm chạp trong công việc.
+Thứ sáu, thẩm định tài sản đảm bảo:
Việc xem xét đánh giá tài sản đảm bảo, quản lý tài sản đảm bảo tại chi nhánh vẫn đang được thực hiện 1 cách hết sức sơ khai. Nhận thức về quyền lựa chọn tài sản đảm bảo của ngân hàng chưa đảm bảo. Quy trình định giá chưa có tính thuyết phục, đôi khi mang tính chiếu lệ, thủ tục