Cán bộ tín dụng đã sử dụng phần mềm excel hỗ trợ tính toán các chỉ tiêu tài chính ,chi tiết theo bảng phụ lục 7.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu phòng giao dịch Bạch Mai-chi nhánh Đông Đô (Trang 59)

tài chính ,chi tiết theo bảng phụ lục 7.

Kết quả phân tích cho thấy:

+ Giá trị hiện tại ròng NPV : 9.333 tr đồng > 0 =>Dự án có hiệu quả về mặt kinh tế

+ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR : 20 % => IRR. > lãi suất vay vốn

+ Thời gian hoàn vốn chiết khấu : 5 năm 3 tháng.

* Phương án trả nợ vốn vay:

Nguồn trả nợ gốc hàng năm: Doanh nghiệp dự kiến sẽ dùng 100% nguồn khấu hao phần vốn vay từ Ngân hàng GPbank và lợi nhuận sau thuế để thanh toán nợ vay. Cân đối trả nợ gốc trong 5 năm của dự án được tính toán như sau:

MỤC Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Lợi nhuận sau thuế 4,591 9,504 8,398 8,479 8,560

Khấu hao 12,556 12,556 12,556 12,556 12,556

Trả gốc 10,619 10,619 10,619 10,619 10,619

Cân đối trả nợ 6,528 11,441 10,334 10,415 10,497

* Nhận xét:

Trong thẩm định khía cạnh tài chính của dự án, cán bộ tín dụng sử dụng các thông số của dự án đã được thẩm định và những thông số từ tình hình sản xuất hiện tại của chủ đầu tư khá chi tiết đúng trình tự .Nhưng còn nhiều chỉ tiêu chưa phân tích kỹ như điểm hòa vốn, tỷ suất lợi nhuận, kế hoạch lợi nhuận ko được phân tích kỹ. Chi phí dự án đã được tính toán chi tiết về từng loại chi phí cụ thể: chi phí nguyên liệu, chi phí khấu hao, sửa chữa. Tuy nhiên cán bộ tín dụng chưa đánh giá được mức độ chính xác và tin cậy của các loại chi phí này. Cán bộ tín dụng cũng chưa sử dụng phuong pháp phân tích độ nhạy để đánh giá sự thay đổi về các yếu tố mà hiệu quả dự án phụ thuộc như giá cả sản phẩm, năng suất, chi phí....Yếu tố công suất hoạt động của dự án cán bộ tín dụng đưa quá cao, khó có thể thực hiện được.

Kế hoạch trả nợ ko được phân tích kỹ nên kết luận kém thuyết phục.

1.2.3.7 . Đánh giá, phân tích rủi ro của dự án:

a. Rủi ro về kinh tế:

Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ bởi các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, xây dựng cao ốc, nhà ở, các công trình trọng điểm. Do vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc đầu tư, xây dựng.

Năm 2008 và 2009 là giai đoạn mà kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2009, GDP vẫn tăng trưởng đạt 3,9%, khẳng định hướng đi đúng và thành công bước đầu trong chỉ đạo điều hành vĩ mô của Chính phủ. Do đó, rủi ro suy giảm kinh tế đã giảm đi rất nhiều và ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp trong tời gian tới.

b. Rủi ro cạnh tranh:

Thị trường hoạt động chủ yếu của Công ty chủ yếu là các tỉnh miền miền Bắc mà trong đó quan trọng nhất là thị trường vật liệu xây dựng Hòa Bình và Hà Nội. Tại các thị trường này trong vài năm gần đây ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân tham gia vào việc khai thác và sản xuất đá xây dựng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng bán hàng của công ty. Thêm vào đó hiện Công ty đang phải chịu sự cạnh tranh về giá cả từ các đơn vị trên địa bàn thành phố. Chính những lý do trên đang đặt ra cho công ty những thách thức lớn trong việc phát triển và tạo thị phần.

c. Rủi ro nguồn nguyên liệu:

Trữ lượng đá nguyên liệu cho hoạt động sản xuất đá xây dựng tại địa bàn tỉnh Hòa Bình được đánh giá là khá dồi dào và có chất lượng cao. Tuy nhiên với việc gia tăng mạnh mẽ các tổ chức cá nhân tham gia vào việc khai thác và sản xuất đá xây dựng đã làm sụt giảm đáng kể trữ lượng đá nguyên liệu tại địa bàn này. Tuy nhiên, trữ lượng đá theo thăm dò tại mỏ của chủ đầu tư khá dồi dào, đảm bảo cho công ty khai thác trong nhiều năm. Hơn nữa, chủ đầu tư cũng đã được UBND tỉnh Hòa Bình cấp phép khai thác 30 năm. Đây cũng là một thuận lợi để doanh nghiệp khai thác ổn định lâu dài hơn so với các đơn vị chỉ được cấp phép 3 năm. Do đó rủi ro về nguồn nguyên liệu là không đáng kể đối với hoạt động của công ty..

*Nhận xét :

Cán bộ tín dụng đã phân tích khá rõ những rủi ro của dự án nhưng những rủi ro còn mang tính chủ quan và thiếu tính thuyết phục, chưa đưa ra được những đánh giá chi tiết về mức độ ảnh hưởng, chưa đưa ra được các biện pháp hạn chế những rủi ro này.

1.2.3.8 Thẩm định về tài sản đảm bảo và điều kiện đảm bảo nợ vay.

Dự án mua thiết bị (tăng năng lực sản xuất) của Công ty TNHH một thành viên Ngọc Thảo Hòa Bình thuộc đối tượng được bảo lãnh vay vốn theo Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng chính phủ. Hiện nay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình đã có thông báo chấp thuận bảo lãnh vay vốn số 39/NHPT-HBI-BL ngày 20/07/2009. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình sẽ phát hành chứng thư bảo lãnh cho Công ty TNHH một thành viên Ngọc Thảo Hòa Bình vay vốn đầu tư dự án khi Ngân hàng GPbank chấp thuận tài trợ vốn tín dụng đối với dự án.

Ngoài ra, Doanh nghiệp sẽ bổ sung tài sản thế chấp là một biệt thự rộng 250m2 tại Hà Nội. Tài sản này của doanh nghiệp sẽ được phòng giao dịch thực hiện thế chấp và đăng ký giao dịch đảm cảo theo đúng quy định của pháp luật trước khi giải ngân khoản vay.

* Nhận xét :

Nội dung thẩm định tài sản đảm bảo là đầy đủ, chi tiết tuy nhiên khi thẩm định tài sản đảm bảo cán bộ tín dụng chưa đưa ra được phương pháp, định giá chi tiết, chưa đánh giá các yếu tố pháp lý của tài sản thế chấp.

Kiến luận và đề xuất sau khi thẩm định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi đánh giá toàn diện năng lưc của chủ đầu tư và tính khả thi của dự án về mặt kỹ thuật và tài chính. Cán bộ tín dụng đưa ra kết luận dự án khả thi và có hiệu quả. Đề xuất cho vay dự án:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu phòng giao dịch Bạch Mai-chi nhánh Đông Đô (Trang 59)