Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu phòng giao dịch Bạch Mai-chi nhánh Đông Đô (Trang 52)

D. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra , nguyên liệu đầu vào của dự án

b. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

Về tổng quan, qua việc thẩm định tài chính có thể kết luận khả năng thanh toán của chủ đầu tư là đảm bảo, tổng giá trị tài sản hiện có đủ đảm bảo cho các khoản nợ của doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng. Cụ thể như sau:

+ Khả năng thanh toán tổng quát: năm 2008 đạt 1,35 lần, năm 2009 là 1,33 lần. + Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2009 đạt 2,94 lần.

+ Khả năng thanh toán dài hạn năm 2008 là 0,85 lần và 2009 tăng lên 1,12 lần. + Khả năng thanh toán ngay năm 2009 đạt 1,82 lần.

c. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động và lợi nhuận:

Năm 2008, Do doanh nghiệp mới đi vào hoạt động chưa có doanh số bán hàng do đó các chỉ tiêu về hoạt động và lợi nhuận chưa được đánh giá. Trong giai đoạn đầu năm 2009, doanh thu bán đá hộc của công ty đạt 3,86 tỷ và lợi nhuận đạt 982 triệu đồng. Đây là mức lợi nhuận khá cao so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. + Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu thuần =25.44

Theo đánh giá của phòng tín dụng thì khai thác đá là ngành nghề sẽ tiếp tục mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp trong giai đoạn tới.

* Nhận xét :

Trong thẩm định tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng chủ yếu sử dụng thông tin tài chính đã qua kiểm toán do chủ đầu tư cung cấp.các chỉ tiêu được đánh giá đầy đủ, cả chỉ tiêu tuyệt đối và chỉ tiêu tương đối cho phép đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhưng cán bộ tín dụng chưa đánh giá mức độ tin cậy của các chỉ số.

Trong việc làm rõ cơ cấu vốn tài sản thông thường cán bộ tín dụng của phòng thường chỉ tập trung vào làm rõ cơ cấu nợ, cơ cấu phân bổ tài sản chứ chưa chú trọng tới xác định cơ cấu nguồn vốn, thường không làm rõ thành viên góp vốn, cơ cấu tổ chức…

Phương pháp so sánh đối chiếu được cán bộ tín dụng sử dụng nhiều trong nội dung này và đạt hiệu quả

1.2.3.3 Thẩm định về sự cần thiết đầu tư và phương diện thị trường củadự án: dự án:

* Mục đích và sự cần thiết đầu tư:

Mục đích đầu tư: Nâng cao năng lực máy móc thiết bị để đi vào khai thác và sản xuất đáp ứng được yêu cầu của lĩnh vực.

Sự cần thiết phải đầu tư: Ngành xây dựng, giao thông và thủy lợi trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận ngày càng phát triển do đó nhu cầu đá vôi và đá vôi thành phẩm có chất lượng cao phục vụ cho hoạt động xây dựng ngày càng lớn.

Quá trình đầu tư sẽ đổi mới công nghệ của công ty một cách nhanh chóng, giúp công ty thích ứng nhanh với quá trình phát triển và hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Việc khai thác mỏ đòi hỏi phải sử dụng một nguồn nhân lực lớn, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Trong khi đó nước ta lại là nước có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ.

Mỏ đá tại thôn Quèn Thị - Đồng Đăng, xã Cao Dương, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình có vị trí sát mặt đường, giao thông rất thuận tiện, trữ lượng tương đối lớn đảm bảo cho công ty Ngọc Thảo khai thác trong thời gian dài.

* Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án:

Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đa xây dựng cung cấp chủ yếu cho địa bàn các tỉnh thành phố lân cận Hòa Bình. Trong đó, các hợp đồng cung cấp đá cho các công ty trên địa bàn Hà Nội đóng một vai trò quan trọng, khả năng mở rộng khách hàng tiêu thụ tại Hà Nội của doanh nghiệp lại phụ thuộc lớn vào ngành xây dựng và thị trường bất động sản.

Thị trường bất động sản: Trên thực tế, chênh lệch cung cầu của thị trường bất động sản vẫn rất lớn. Cầu luôn lớn hơn cung ,nên tại thời điểm này nhiều doanh nghiệp vẫn quyết định mạnh dạn đầu tư cho những dự án có tính khả thi cao như một số dự án khu chung cư của các doanh nghiệp trong nước có nhiều lợi thế về hạ tầng cơ sở giao thông, hệ thống phòng chống lũ lụt và các hệ thống cơ sở hạ tầng khác.

Nhiều nhà đầu tư đang chú ý tới quy hoạch phía Tây Thủ đô nơi sẽ hình thành ba trục đường chính gồm quốc lộ 6 qua Hà Đông; đường Láng - Hòa Lạc qua Thạch Thất, Quốc Oai nối tiếp với đô thị Hòa Lạc, trung tâm du lịch sinh thái Sơn Tây - Hòa Bình; quốc lộ 32 và đường Hoàng Quốc Việt kéo dài.

Đặc biệt, quốc lộ 32 và đường Hoàng Quốc Việt kéo dài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc mở rộng, phát triển hạ tầng giao thông lên phía Tây Thành phố. Dự án khu đô thị Tân Tây Đô thuộc Tân Lập - Đan Phượng - Hà Nội là khu có tổng diện tích hơn 25 ha nằm giáp trục đường 32 và gần tuyến đường Hoàng Quốc Việt kéo dài. Đây là một khu đô thị khá lớn nên nguồn cầu về vật liệu sẽ rất lớn và sản phẩm của dự án sẽ gặp nhiều thuận lợi

Thị trường xây dựng: Tin từ UBND thành phố Hà Nội cho biết từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũ đã thu hút được 17 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 1,012 tỉ đô la Mỹ, tăng 33% về số dự án và gấp 15,6 lần về vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ năm 2007. Toàn bộ số dự án đều tập trung trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng trong đó có nhiều dự án Bất động sản lớn.

Do đó, nhu cầu vật liệu xây dựng năm 2009 tại khu vực này được dự báo sẽ tăng mạnh. Đây là thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất vật liệu xây dựng .

Hiện tại công ty đã ký được hợp đồng bán đá xây dựng với Công ty CP tư vấn và đầu tư Tràng An đến hết năm 2010 với khối lượng đá xây dựng các loại lên đến 700.000m3 (tương đương với 49,5 tỷ đồng) đồng thời ký phụ lục hợp đồng với công ty TNHH xây dựng và thương mại Sơn Trang. Trước đây, hợp đồng ký với công ty Sơn Trang là hợp đồng bán 100% đá hộc. Phụ lục hợp đồng này đã quy định giảm tỷ lệ đá hộc xuống. Đồng thời do nhu cầu mua thêm đá xây dựng của công ty Sơn Trang nên hai bên đã ký thêm phần mua bán đá xây dựng. Tổng giá trị hợp đồng theo phụ lục đã ký kết là 33,97 tỷ đồng bao gồm

Đá hộc là 172.000 m3 tương đương 9,46 tỷ đồng chiếm 27,8% giá trị hợp đồng.

Đá xây dựng là 258.000 m3 tương đương 24,51 tỷ đồng chiếm 72,2% giá trị hợp đồng.

* Nhận xét:

+ Khi phân tích sự cần thiết của đầu tư dự án cán bộ tín dụng đã chú ý tới mặt thị trường và nhu cầu nâng cao công nghệ của nhà máy, điều này cần thiết để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án.

Phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh, đối chiếu và phương pháp dự báo.

+ Khi phân tích về mặt thị trường cán bộ tín dụng đã xác định phân tích được thị trường mục tiêu và các yếu tố ảnh hưởng tới đầu ra của sản phẩm nhưng những đánh giá này còn nhiều hạn chế: Phân tích chỉ mang tính tổng quan, dự báo chưa có các số liệu đánh giá cụ thể, mang nhiều tính chủ quan của cán bộ tín dụng, khó có tính thuyết phục. Cán bộ chưa chú trọng tới phân tích tính cạnh tranh, lợi thế và khó khăn so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực nên có thể sẽ đánh giá sai khả năng ra nhập thị trường của sản phẩm, không xác định được rủi ro cạnh tranh. Phương pháp chủ yếu mà cán bộ tín dụng sử dụng là phương pháp dự báo.

1.2.3.4 Phân tích mặt kỹ thuật, công nghệ của dự án :

+ Về vị trí địa lý địa điểm xây dựng :

Mỏ đá tại thôn Quèn Thị - Đồng Đăng, xã Cao Dương, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình có vị trí sát mặt đường, giao thông rất thuận tiện, cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cho dự án hoạt động , tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào của địa phương, và khu vực có nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ có thể khai thác.

Mỏ đá tại đây trữ lượng tương đối lớn đảm bảo cho chủ đầu tư khai thác trong thời gian dài.

+ Dự án được tiến hàng theo 2 giai đoạn : Giai đoạn 1 tính tới thời điểm 30/7/2009 : chủ đầu tư đã tiến hành xây dựng, kiến thiết đền bù và mua sắm máy móc trang thiết bị. các hạng mục đền bù xây dựng kiến thiết đã hoàn thiện.Riêng phần máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đã được đầu tư 24.079 triệu đồng và đang tiếp tục đầu tư trong giai đoạn 2 này. Dự kiến đầu tư giai đoạn 2 là 32.209 tr

đồng .Tổng toàn bộ dự án là 56.288 tr đồng.

Hạng mục giai đoạn 1 đã đầu tư được. ( bảng phụ lục 1) Hạng mục giai đoạn 2 dự kiến thực hiện .( bảng phụ lục 2)

Sau khi đầu tư xong dự án nâng cao năng lực máy móc thiết bị nói trên sẽ được hoàn thiện.

Hiện tại khi chưa đầu tư sản phẩm của dự án là đá hộc với năng suất bình quân/ tháng là 30.000 m3. khi đầu tư dự án này hoàn thiện hàm nghiền sẽ được lắp đặt và đi vào hoạt động với công suất khoảng 240 m3/giờ, mỗi ngày làm việc 5 - 6 giờ. nghiền lượng đá hộc khai thác hàng tháng hiện nay là 30.000 m3/ tháng. Máy nghiền sẽ cho ra các loại sản phẩm đá xây dựng như đá 1 x 2 cm, đá 2 x 4 cm…

Nhận xét :

Về mặt thẩm định kỹ thuật của dự án này cán bộ thẩm định có nhiều hạn chế : Nhiều nội dung chưa được thẩm định ( tổ chức sử dụng lao động, hình thức đầu tư, quy mô dự án, các yếu tố đầu vào khác…) , chưa đánh giá được mạnh mạnh mặt yếu của công nghệ, so sánh với các dự án cùng lình vực…

dụng được các phương pháp thẩm định như dự báo, so sánh, triệt tiêu rủi ro. Các số liệu về công suất , hiệu quả cũng phụ thuộc vào chủ đầu tư cung cấp. Nên rất khó đánh giá được hiệu quả của dự án.

Đây là hạn chế và cũng là khó khăn chung của cán bộ thẩm định khi thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án.

1.2.3.5 Thẩm định tổng vốn đầu tư và phương án nguồn vốn.

Dự án được dự kiến thực hiện theo hai giai đoạn với tổng số vốn dự kiến đầu tư là :90.104 tr đồng, trong đó:

Xây dựng + Kiến thiết đền bù : 25.410 tr đồng.

Máy móc : 56.288 tr đồng.

Chi phí khác : 8.406 tr đồng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu phòng giao dịch Bạch Mai-chi nhánh Đông Đô (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w