D. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra , nguyên liệu đầu vào của dự án
E Xem xét kỹ thuật và công nghệ của Dự án:
*Địa điểm xây dựng
Căn cứ vào các tiêu chuẩn lựa chọn địa điểm, xác định các tiêu chuẩn chính, từ đó đánh giá sự phù hợp của địa điểm mà chủ đầu tư đã lụa chọn:
- Địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần với các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không?
- Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào, đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
- Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ?
* Quy mô sản xuất sản phẩm của dự án:
Những thông tin cán bộ tín dụng thẩm định và đưa vào báo cáo thẩm định thường là:
- Công suất thiết kế của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không?
- Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường? - Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào?
Với những dự án sản xuất sản phẩm mới, xem xét cẩn thận những yếu tố này, việc có một quy mô sản xuất phù hợp sẽ đảm bảo hiệu quả lâu dài của dự án.
* Công nghệ, thiết bị:
Cũng là một nội dung mà cán bộ tín dụng thường đánh giá thẩm định và đưa vào báo cáo thẩm định :
- Quy trình công nghệ có tiên tiến hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới? - Công nghệ phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này?
- Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không?
- Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
- Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được không?
- Việc lựa chọn thiết bị, công nghệ và dây chuyền công nghệ xem xét Ý kiến của cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền hoặc có uy tín, tính đồng bộ của các bộ phận trong dây chuyền công nghệ mới và giữa dây chuyền công nghệ mới với hệ thống thiết bị sẵn có của Khách hàng.
- Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không? - Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không?
- Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không?
- vấn đề chuyển giao công nghệ (nếu có).
*Quy mô giải pháp xây dựng
- Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không?
- Tổng dự toán và dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không?
- Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không?
- Vấn đề cơ sở hạ tầng giao thông, điện, cấp thoát nước... * Môi trường, phòng cháy chữa cháy
Cán bộ thẩm định xem xét đánh giá các giải pháp về môi trường, phòng cháy chữa cháy của dự án, đã đầy đủ phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa.
Trong nội dung thẩm định này, cán bộ tín dụng cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải trình duyệt, đánh giá các tác động của môi trường bởi cơ quan quản lý môi trường cũng như khả năng phòng cháy, chữa cháy.
Phương pháp :
Để thực hiện nội dung này cán bộ tín dụng của phòng thường sử dụng phương pháp so sánh , đối chiếu chỉ tiêu để đánh giá các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật ,công nghệ. So sánh giữa các doanh nghiệp, dự án có quy mô , công nghệ, kỹ thuật tương đương… để phân tích. Ngoài ra sử dụng thêm phương pháp dự báo để đánh giá, dự báo sự phù hợp với điều kiện của dự án.
Nhận xét :
Về nội dung kỹ thuật của dự án mặt xem xét và đánh giá của cán bộ tín dụng thì khá là chi tiết, phù hợp với quy trình nhưng khía cạnh kỹ thuật là vấn đề khá khó khăn khi thẩm định trên góc độ cán bộ tín dụng nói chung và của phòng nói riêng. Sử dung phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu và so sánh là hợp lý. Tuy nhiên chất lượng thẩm định vẫn còn mang tính hình thức, cán bộ tín dụng thường chưa hiểu sâu về vấn đề kỹ thuật của dự án, phụ thuộc vào đơn vị tư vấn và báo cáo của chủ đầu tư nên việc báo cáo là khó sát với thực tế.Hạn chế về kiến thức kỹ thuật của cán bộ tín dụng cũng là một phần rủi ro cho công tác thẩm định các dự án đầu tư.