Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động tại Công ty cổ phần Lilama 10 (Trang 41)

T Khóa đào tạo

3.4.2.Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế:

Bên cạnh những thành công đã đạt được thì công tác đào tạo chuyên môn kỹ thuật tại Công ty vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế cần được khắc phục.

Công tác xác định nhu cầu đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn thiếu tắnh chắnh xác và thiếu khách quan; Các căn cứ xác định nhu cầu đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Công ty đang áp dụng chưa đầy đủ, không mang tắnh triệt để. Hầu hết các danh sách đào tạo được gửi lên ắt có sự kiểm tra, đánh giá lại mà chỉ tổng hợp lại. Công ty chưa chú trọng tới nguyện vọng của người lao động dẫn tới tình trạng nhiều người lao động bị ép buộc tham gia, có tình trạng bỏ học. Theo điều tra cho thấy 17,33 % người lao động cho rằng Công ty không xác định đúng đối tượng đào tạo, và 52,67% người

lao đông cho rằng đối tượng được cử đi đào tạo thiếu chắnh xác (xem phụ lục 5: Kết quả phiếu điều tra người lao động tại Công ty cổ phần Lilama 10). Việc xác định đối tượng đào tạo không chắnh xác là do hạn chế của công tác xác định nhu cầu đào tạo.

Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Công ty tuy đã được chuẩn bị khá kỹ và chi tiết nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Chắnh sách, chương trình đào tạo được xây dựng một cách máy móc theo những kế hoạch đã làm trước đó. Cùng là một nội dung đào tạo trong 3 năm thì kế hoạch không có thay đổi gì nhiều, gần như chỉ có sự thay đổi về thời gian; Xây dựng nội dung chương trình đào tạo mới chỉ hướng đến đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, chưa dựa trên nhu cầu, nguyện vọng của lao động. Hình thức và phương pháp đào tạo vẫn còn chưa phù hợp và điều này gây ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.

Việc triển khai đào tạo đôi khi còn gặp những sự cố không được dự đoán trước, gây ra sự thiếu chủ động. Cán bộ phụ trách đào tạo còn lúng túng khi xử lý tình huống, dẫn tới tình trạng thời gian học kéo dài hơn so với dự kiến, gây tổn thất về thời gian và tiền bạc. Sự quản lý, giám sát việc dạy và học còn lỏng lẻo, chưa khuyến khắch được người lao động tham gia đào tạo, người lao động không chủ động học tập, đến học chỉ để điểm danh. Sự chuẩn bị điều kiện vật chất và tài liệu học tập phục vụ cho việc học và dạy vẫn còn thiếu chu đáo.

Đánh giá đào tạo chuyên môn kỹ thuật tại Công ty thiếu sự chắnh xác, chưa đánh giá đúng kết quả đào tạo; Công ty chưa thực hiện đánh giá tình hình thực hiện công việc của học viên sau đào tạo và cũng không chú trọng tới đánh giá chương trình đào tạo chuyên môn kỹ thuật.

Nguyên nhân:

Chưa có sự chuyên môn hóa khi tiến hành công tác đào tạo, cán bộ phụ trách đào tạo chuyên môn kỹ thuật phải đảm nhận nhiều mảng công việc nên chưa thể tập chung vào chuyên môn chắnh của mình. Cán bộ phụ trách đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động có trình độ cao chưa cao, giáo viên giảng dạy chưa có chuyên môn về nghiệp vụ sư phạm; Công ty chưa có sự đầu tư về mặt thời gian cho công tác đào tạo chuyên môn kỹ thuật; Công ty chưa tiến hành triển khai hoạt động phân tắch công việc để đưa ra bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc điều này gây khó khăn cho việc xác định nhu cầu đào tạo tại Công ty.

CHƯƠNG 4

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN KỸ THUẬTTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động tại Công ty cổ phần Lilama 10 (Trang 41)