Protein liên quan đến quá trình miễn dịch và bảo vệ cơ thể

Một phần của tài liệu Phân tích proteomics mô ung thư của bệnh nhân ung thư đại trực tràng (Trang 65)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận dạng đƣợc 6 protein tham gia vào quá trình miễn dịch và bảo vệ cơ thể. Các protein này là thành phần của hệ thống miễn dịch nhƣ chuỗi nặng của phân tử Ig và vùng biến đổi của nó, phân tử MHC lớp I. Bên cạnh đó, có sự khác biệt của một số protein tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể, chống lại các gốc tự do, stress nhƣ protein sốc nhiệt (HSP 27), GARS protein và yếu tố Nfkb.

Trong quá trình miễn dịch chống ung thƣ, dƣờng nhƣ vai trò của sự đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào thƣờng xuyên chiếm ƣu thế. Quá trình này có sự tham gia của các phức hệ phù hợp tổ chức mô chủ yếu (MHC), ở ngƣời gọi là HLA. Trong phân tích này, chúng tôi nhận dạng đƣợc protein MHC lớp I. Protein này biểu hiện giảm ở mô đại trực tràng ung thƣ so với mô đại trực tràng bình thƣờng. Protein MHC lớp I đƣợc tích lũy trong lƣới nội chất và làm nhiệm vụ nhƣ là nơi trung chuyển phân tử. Trong tế bào mang virus hay tế bào ung thƣ, các kháng nguyên nội sinh nằm trong tế bào chất, sẽ đƣợc các vi thể proteasome chế biến thành các peptide kháng nguyên. Các peptide này đƣợc TAP vận chuyển vào khoang lƣới nội chất để liên kết với rãnh của MHC lớp I. Sau đó, phức hệ MHC lớp I - peptide kháng nguyên đƣợc đóng gói bằng cách bọc màng và đƣợc vận chuyển lên bề mặt tế bào để trình diện cho tế bào TCD8+

, kích thích tế bào T sản sinh ra Lymphokin để tiêu diệt tế bào mang kháng nguyên nội sinh (hình 12). Khi tế bào bị nhiễm virus nội sinh, lƣợng MHC lớp I luôn đƣợc tổng hợp dƣ thừa, sẵn sàng làm nhiệm vụ trình diện kháng nguyên nội sinh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, protein MHC lớp I giảm, điều này gợi ý rằng, quá trình tiến triển thành ung thƣ ở tế bào đã làm ảnh hƣởng tới sự đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, tế bào ung thƣ không bị tiêu diệt do thiếu nhận diện kháng nguyên nội sinh.

59

Hình 12. Sơ đồ trình diện kháng nguyên của phức hệ phù hợp tổ chức mô cho tế bào lympho T [51]

Protein sốc nhiệt (Heat shock protein 27 - HSP27) là phân tử đa chức năng, biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn biệt hóa và sinh trƣởng tế bào. HSP còn đƣợc gọi là các stress protein, là một nhóm các protein có mặt ở tất cả các tế bào sống và đƣợc đặt tên theo khối lƣợng phân tử của chúng. Chúng xuất hiện khi một tế bào phải trải qua những dạng stress của môi trƣờng nhƣ nóng, lạnh hay thiếu oxy. Ở điều kiện bình thƣờng, HSP27 cũng xuất hiện trong tế bào và hoạt động nhƣ các chaperone đảm bảo cho các protein của tế bào hoàn thiện về cấu trúc và phù hợp về chức năng tại một vị trí, vào một thời điểm thích hợp, đồng thời vận chuyển các protein đến thùng rác trong tế bào. Protein này còn liên kết với actin giúp tránh phá hủy actin và ổn định cấu trúc tế bào. Các protein này cũng đóng vai trò trong trình diện kháng nguyên, giúp hệ miễn dịch nhận ra các tế bào bệnh thông qua việc kích thích vi thể proteasome chế biến kháng nguyên nội sinh [11]. HSP27 còn kích thích sản sinh interleukin – 1 giúp hoạt hóa đại thực bào và kích hoạt phản ứng viêm [56]. Ngoài ra, HSP27 còn tham gia đƣờng truyền tín hiệu apoptosis. HSP27 liên kết với màng ngoài của ty thể và ngăn cản hoạt động của phức hệ cytochrome c/Apaf- 1/dATP, do đó ức chế hoạt động của tiền caspase 9. Nhƣ vậy, sự có mặt của HSP27

60

gây ức chế quá trình apoptosis. Biểu hiện bất thƣờng của HSP27 cũng đƣợc tìm thấy trong các nghiên cứu của Li và cộng sự năm 2005 [23].

Một phần của tài liệu Phân tích proteomics mô ung thư của bệnh nhân ung thư đại trực tràng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)