Xuất phát triển mô hình chính sách kênh

Một phần của tài liệu Phát triển chính sách kênh phân phối hàng thực phẩm của Công ty Thực phẩm Hà Nội trên thị trường Thành phố Bắc Ninh (Trang 48)

- Chính sách trung gian phân phố

4.3.3 xuất phát triển mô hình chính sách kênh

Để thực hiện chiến lược phân phối có hiệu quả, công ty cần có một hệ thống phân phối chất lượng cao, muốn vậy công ty cần lựa chọn các thành viên kênh có khả năng kinh doanh tốt. Công ty cần đổi mới nội dung của các tiêu chuẩn lựa chọn và đưa ra các biện pháp lôi kéo thành viên hợp tác hiệu quả:

* Tuyển chọn thành viên kênh với các tiêu chí sau:

- Có tiềm lực tài chính tốt: thanh toán theo đúng hợp đồng đã ký kết với công ty, có đủ khả

năng tài chính để mở rộng hoạt động kinh doanh khi nhu cầu thị trường tăng.

- Có năng lực quản lý kênh, kiến thức về thông tin thị trường, sản phẩm. Biết tổ chức, sắp xếp nhân lực trong kênh hợp lý, am hiểu thị trường, nắm bắt những thị hiếu và xu hướng mới trong nhu cầu khách hàng.

- Có danh tiếng trong hệ thống kênh.

- Sức mạnh bán hàng: có thị phần cao trong khu vực.

- Có tư duy kinh doanh lập kế hoạch thực hiện mục tiêu. 4.3.3.1 Chính sách kênh phân phối và chính sách sản phẩm

Các quyết định mặt hàng kinh doanh của công ty cần kết hợp và làm tăng hiệu quả phân phối của công ty.

- Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho các thành viên kênh - Hỗ trợ tài chính và dự trữ hàng hóa.

4.3.3.2 Chính sách kênh phân phối và chính sách giá

Chính sách giá cả có thể đạt được hiệu quả cao nhờ vào áp dụng những biện pháp sau:

- Giảm giá và chiết khấu đối với khách hàng thanh toán sớm, khách hàng mua với số lượng lớn, khách hàng truyền thống của công ty nhằm thu hút khách hàng và đẩy mạnh tiêu thụ.

- Định giá thông qua phân loại mức dịch vụ cung cấp cho khách hàng,

- Tính toán các yếu tố lạm phát, lãi suất để điều chỉnh giá, mức chiết khấu hợp lý

4.3.3.3 Chính sách kênh phân phối và chính sách xúc tiến

Chính sách xúc tiến thương mại cần chú trọng trong thời gian tới là bán hàng cá nhân và xúc tiến bán.

- Bán hàng cá nhân: các nhân viên thị trường cần đảm nhận tốt khả năng tiếp thị của mình, nắm bắt tâm lý khách hàng, thông cảm sẻ chia với với khách hàng trong quan hệ ngoài mua bán.

- Tích cực thực hiện các chương trình xúc tiến bán của hãng, cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng về chương trình xúc tiến bán của hãng để khách hàng hưởng đúng quyền lợi của họ. Chủ động, sáng tạo đưa ra các chương trình khuyến mại bất ngờ dành cho khách hàng mua với số lượng lớn, mua đều đặn

4.3.3.4 Một số đề xuất khác

Hoàn thiện hệ thống phát luật và cắt giảm các thủ tục hành chính tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, một hành lang pháp lý để doanh nghiệp có thể cạnh tranh bình đẳng

Vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng và nâng cao hơn nữa. Mặt hàng thực phẩm luôn cần thiết trong đời sống sinh hoạt thường ngày nên cần được quản lý với chất lượng tốt hàng thật tránh hàng nhái, hàng giả , không rõ xuất sứ đặc biệt cảnh giác với hàng Trung Quốc.

Nhà nước tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông tăng cao chất lượng giao hàng cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển chính sách kênh phân phối hàng thực phẩm của Công ty Thực phẩm Hà Nội trên thị trường Thành phố Bắc Ninh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w