- Chính sách trung gian phân phố
3.2.2 Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô
• Môi trường kinh tế
Kể từ năm 1986 đến nay kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Sự tăng trưởng này chủ yếu do nền kinh tế chuyển đổi từ chế độ bao cấp sang chế nền kinh tế thị trường. Sự tăng trưởng kinh tế thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
- Lạm phát: Tại Việt Nam, lạm phát cả năm 2011 là 18,12%, Lạm phát cả năm 2012
khoảng 7,5% giảm mạnh so với năm trước. Dự kiến năm 2013 tỷ lệ lạm phát sẽ là 5,5%. Tỷ lệ lạm phát ngày một giảm làm cho đời sống nhân dân được nâng cao, mức chi tiêu dành cho ăn uống sinh hoạt cũng giảm vì giá cả leo thang, thất nghiệp cao mọi người ưa chuộng hàng hóa trôi nổi trên thị trường với giá cả hấp dẫn hơn mà không quan tâm đến chất lượng cũng như sức khỏe. Lạm phát làm cho chi phí sản xuất tăng, công ty đã phải tìm các giải pháp làm giảm chi phí như: cắt giảm giờ làm, tìm những nguồn cung ứng có giá ưu đãi, vận chuyển hàng hóa bằng các phương pháp đơn giản hơn và trực tiếp hơn không qua nhiều trung gian nữa.
- Mức thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tại thời điểm năm 1992
1.600 USD. Tổng GDP năm 2011 của cả nước ước khoảng 119 tỷ USD và GDP đầu người đạt 1.300 USD/người/năm. Điều này có nghĩa là, trong năm nay, GDP bình quân đầu người đã tăng 300 USD. Mức thu nhập bình quân tăng, tỉ lệ lạm phát có xu hướng giảm báo hiệu mức tăng về nhu cầu về thực phẩm
• Môi trường nhân khẩu học
- Tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam ngày càng tăng lên trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm, theo số liệu của Điều tra người cao tuổi Việt Nam năm 2011, 39% người cao tuổi Việt Nam vẫn đang làm việc, tỷ lệ người cao tuổi ở vùng nông thôn và phụ nữ cao tuổi tham gia vào lực lượng lao động cao hơn đáng kể so với người cao tuổi sinh sống tại các khu vực đô thị và nam giới cao tuổi. Tuy nhiên, hầu hết người cao tuổi đang tự tạo việc làm trong nông nghiệp với thu nhập thấp và không ổn định. Đời sống ngày càng được cải thiện chất lượng cuộc sống nâng cao nhu cầu đảm bảo dinh dưỡng an toàn thực phẩm được chú trọng nhiều hơn nữa.
- Nhu cầu tiêu dùng hàng Thực phẩm Hà Nội tăng cao nên Sở Công thương Hà Nội cũng yêu cầu các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá mở rộng mạng lưới, điểm bán hàng tại các khu vực đông dân cư, chợ và vùng nông thôn ngoại thành; tổ chức các chuyến bán hàng bình ổn lưu động về khu vực ngoại thành, các khu đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất... để người dân trên địa bàn đều được hưởng lợi từ chương trình.
Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND các quận, huyện hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới bán lẻ, lựa chọn được 73 điểm bán hàng tại khu vực các chợ dân sinh, khu chung cư cao tầng để thực hiện chương trình bình ổn giá. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã chủ động mở rộng mạng lưới phân phối như Công ty TNHH một thành viên Lan Chi Business khai trương siêu thị mới tại huyện Chương Mỹ, Tổng công ty Thương mại Hà Nội khai trương siêu thị Hapromart tại Thái Thịnh, chuỗi 30 cửa hàng HaproFood bán thực phẩm, rau quả an toàn và các mặt hàng nhu yếu phẩm khác đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, thực hiện hiệu quả chương trình bình ổn của thành phố.
- Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Chính trị ổn định, giao thông hạ tầng được củng cố giúp cho hoạt động phân phối vận chuyển của các DN dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp yên tâm kinh doanh không lo khủng hoảng chính trị như một số nước bạn Thái Lan. Triều Tiên.
- Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gì, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (luật vệ sinh an toàn thực phẩm, nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp... ).
• Môi trường tự nhiên - công nghệ
- Môi trường tự nhiên: Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều,
chính vì vậy mặt hàng thực phẩm cần phải chịu được những tác động của thời tiết. Công ty Hanoi food đã nhận thấy đươc điều này nên tập trung kinh doanh những mặt hàng phù hợp với điều kiện thời tiết tại Việt Nam như: đồ nông sản nhiệt đới, các sản phẩm được chế biến từ nông sản trong nước ( dấm nếp, dấm gạo, đồ hộp Hạ Long, dưa muối bao tử, hành muối, tương ớt , tương cà …)
- Môi trường công nghệ: Công ty thực phẩm Hà Nội là một công ty lớn, thành lập đã lâu
chính vì vậy việc đổi mới công nghệ sao cho phù hợp với tình hình cạnh tranh mới là rất cần thiết. Công ty đang chuẩn bị lắp đặt hệ thống quản lý nguồn nhập xuất hàng tự động được lập trình bằng hệ thống máy tính nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đa dạng sản phẩm của khách hàng. Công ty vận chuyển hàng hóa chính bằng đường bộ, với các mặt hàng tươi sống cần bảo quản công ty đã có các phương tiện hiện đại như xe có hệ thống bảo quản đông lạnh, xe có nhiều trọng tải khác nhau phù hợp với số lượng vận chuyển
• Môi trường văn hóa – xã hội
- Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Tại Thực phẩm Hà Nội, khi xảy ra khủng hoảng cũng chỉ thay phiên cắt giảm giờ làm
và nhân viên chưa phải nghỉ việc hàng loạt như một số công ty tư nhân thiếu trách nhiệm với người lao động. Ảnh hưởng đến hoạt động phân phối sản phẩm của công ty số lượng người tham gia vận chuyển giảm mọi người điều chỉnh công việc của mình để được sự kết hợp trong chuỗi phân phối được hiệu quả.