Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển chính sách kênh phân phối hàng thực phẩm của Công ty Thực phẩm Hà Nội trên thị trường Thành phố Bắc Ninh (Trang 42)

- Chính sách trung gian phân phố

4.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

- Công ty chưa có khả năng nhạy bén và độc lập cần thiết trong quản lý kênh và giải quyết các xung đột trong kênh. Công ty chưa đưa ra chính sách giải quyết xung đột của mình

- Việc nhận biết nhu cầu và khó khăn trong kênh còn chưa thực hiện tốt. - Có một số lần do giao hàng chậm chễ không đúng hạn, nhất là vào thời điểm tiêu thụ hàng mạnh là dịp Tết nguyên đán có sản phẩm giò truyền thống và ngày Tết Trung thu nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo tăng mạnh đã làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các đại lý, cửa hàng thực phẩm.

- Vẫn tồn tại một số đại lý cố tình trả nợ chậm tiền hàng, điều này đã gây khó khăn trong việc thu hồi công nợ từ các đại lý.

* Nguyên nhân

- Sự hội nhập kinh tế dẫn đến sự gia tăng về đối thủ cạnh tranh trên thị trường hàng thực phẩm làm cho hoạt động quản lý kênh khó khăn hơn.

- Điều kiện cơ sở hạ tầng của nền kinh tế còn nhiều bất cập, nhất là hệ thống giao thông vận tải chưa được thuận lợi nên ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

- Lạm phát và sự tăng giá của một số mặt hàng (điện, xăng dầu…) làm cho chi phí kinh doanh nói chung tăng lên và chi phí phân phối nói riêng tăng lên khiến lợi nhuận giảm.

- Năng lực phân phối của công ty chưa được vững vàng và chưa được cải thiện. - Nguyên nhân từ phía các trung gian thương mại: Một số đại lý thiếu sự hợp tác trong việc thanh toán công nợ, có trường hợp cố tình trả nợ chậm, gây mâu thuẫn trong kênh.

Một phần của tài liệu Phát triển chính sách kênh phân phối hàng thực phẩm của Công ty Thực phẩm Hà Nội trên thị trường Thành phố Bắc Ninh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w