Phố Hàng Bạc

Một phần của tài liệu Diện mạo phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính (trường hợp ô phố Hàng Bạc-Mã Mây-Tạ Hiện-Lương Ngọc Quyến (Trang 40)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phố Hàng Bạc

Phố Hàng Bạc được hình thành từ thế kỷ 18. Đời Hậu Lê, đây là đất thuộc giáp Nỗ Hạ phường Đông Các. Đến nửa đầu thế kỷ XIX, Hàng Bạc là đất các thôn Đông Thọ và Dũng Hãn thuộc tổng Hữu Túc. Sang giữa thế kỷ XIX, hai thôn Đông Thọ và Dũng Hãn sát nhập với nhau làm một gọi là thôn Dũng Thọ, thuộc

324

tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Phố Hàng Bạc ngày nay dài 280m, đi từ phố Hàng Mắm đến ngã tư tiếp giáp với phố Hàng Đào, Hàng Ngang và Hàng Bồ. Hàng Bạc là một trong 9 phố và 3 ngõ thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm.

Phố Hàng Bạc ngày trước có ba nghề khác nhau: nghề đúc bạc nén, nghề kim hoàn và nghề đổi tiền. Những người làm nghề đúc bạc đều là dân làng Trâu Khê (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Tương truyền đời Lê Thánh Tông (1460-1497), có ông Lưu Xuân Tín, người làng này, làm thượng thư bộ Lại, được vua cho phép lập một xưởng đúc bạc nén ở Kinh thành. Ông đã đưa dân làng mình ra Kinh đô để làm nghề này. Có tới nửa số dân của làng Trâu Khê đã lên cư trú tại đây và họ đã lập ra hai ngôi đình để thờ tổ nghề là “Đình trên” tức Trương đình (số nhà 58) và “Đình dưới” tức Kim Ngân đình (số nhà 42).

Nghề đúc bạc ở phố này chấm dứt vào đầu thế kỷ XIX, khi Gia Long dời đô vào Huế, và buộc “Tràng” (nơi chuyên nấu bạc, đúc thành nén) cũng phải vào theo. Còn nghề đổi tiền thì kéo dài cho tới khi thực dân Pháp sang xâm lược. Chính vì vậy mà người Pháp đã gọi phố này là phố của những người đổi tiền (rue des Changeurs).

Ngoài cư dân của làng Trâu Khê, tại phố Hàng Bạc còn có dân từ làng Định Công Thượng (nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội) và làng Đồng Sâm nay thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) lên cư trú. Người làng Đồng Sâm nổi tiếng với nghề chạm bạc (chạm trổ những đồ dùng bằng bạc, như hộp trầu, hộp thuốc, khay chén bạc, bát đĩa bạc). Người Định Công chuyên về “hàng đậu”, “hàng trơn”. Họ “đậu” hoa trên giàn, mặt nhẫn, trâm cài đầu được cả nước biết đến.

Do đến muộn hơn, thợ kim hoàn Định Công lan sang ở cả đoạn phố Hàng Đào và Hàng Bồ. Họ lập đền thờ ba Ông tổ nghề kim hoàn là Trần Điều, Trần Điện và Trần Hòa tại ngôi nhà 51 phố Hàng Bồ.

Cũng phải kể đến hai ngôi đình của dân “gốc” đó là đình Dũng Hãn (nay là số nhà 54, phố Hàng Bạc) và đền Dũng Thọ (nay là số nhà 24, phố Hàng Bạc).

Vào đầu thế kỷ XX, phố Hàng Bạc có tên là phố Rue des Changeurs (phố những người đổi bạc) do ở đây có hoạt động đổi tiền kẽm lấy bạc, nhưng nghề này không tồn tại lâu do tiền giấy ngày càng có xu hướng được sử dụng rộng rãi.

Do là một phố có nghề chế tác vàng bạc, cần nhiều vốn lớn nên phố Hàng Bạc tập trung khá đông những người có tiền của. Đến những năm 30 của thế kỷ

XX, nhiều nhà sẵn có tiền đã tiến hành cải tạo lại bề mặt cửa hàng cho hiện đại nhưng bên trong nhà vẫn giữ cốt cách của những ngôi nhà cổ thế kỷ XIX. Những ngôi nhà có mặt tiền hẹp nhưng cũng được nâng lên ba tầng, “cao ngất nghểu như chuồng chim” [103; 481]. Bên cạnh đó, có nhà bỏ tiền ra mua mấy nhà liền nhau để xây hiện đại. Nguyễn Văn Uẩn cho biết một số của hàng - nhà ở tương đối hiện đại ở phố Hàng Bạc như Quảng Thái (số 15), Chân Hưng (86), Đức Bảo (92), Lợi Thái (106), Kim Thành (147), Bảo Thành (76), Phúc Lý (163)... Khu vực nhà mới này tập trung chủ yếu ở khu vực Hàng Bạc giáp với Hàng Đào - Hàng Ngang. Trong khi đó, đoạn phố Hàng Bạc giáp với phố Mã Mây vẫn tồn tại những ngôi nhà kiểu cổ có gác chồng diêm, cửa sổ nhỏ, bề ngang hẹp. Nhưng có một điều dễ dàng nhận thấy là nhà tranh tre hầu như không còn tồn tại. Phố Hàng Bạc đã có những thay đổi đáng kể về diện mạo kiến trúc nhà ở.

Một phần của tài liệu Diện mạo phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính (trường hợp ô phố Hàng Bạc-Mã Mây-Tạ Hiện-Lương Ngọc Quyến (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)