6. Bố cục của luận văn
2.1.1. Tư liệu địa chính tại Sở Tài nguyê n Môi trường và Nhà đất Hà
QUA TƢ LIỆU ĐỊA CHÍNH
(ô phố: Hàng Bạc - Mã Mây -Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến)
2.1. Nguồn tƣ liệu địa chính
Nguồn tư liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là tư liệu địa chính Hà Nội thời cận đại. Hiện nay, nguồn tư liệu này đang được lưu giữ tại hai cơ sở chính: Trung tâm lưu trữ Quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và Phòng lưu trữ của Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội. Trong hai nguồn này, tư liệu được lấy từ Phòng lưu trữ của Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội là tài liệu chính được sử dụng để làm luận văn.
2.1.1. Tư liệu địa chính tại Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội Nội
Tại Phòng lưu trữ của Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội hiện lưu trữ các hồ sơ tài liệu về tài nguyên đất đai, nhà cửa, bản đồ…có niên đại chủ yếu từ những năm 1940 đến những năm 1950. Khối tài liệu này gồm hơn 30.000 tấm bằng khoán điền thổ và hàng trăm bản đồ thửa đất của Hà Nội.
Các tấm bằng khoán điền thổ này do Sở Địa chính Hà Nội thời Pháp lập. Về mặt hình thức, các tấm bằng khoán có hình chữ nhật, dài 25cm, rộng 20cm, được làm từ chất liệu giấy đen bồi dày. Tiêu đề của các cột trong tấm bằng khoán được đánh máy bằng tiếng Pháp, còn các thông tin điền vào tấm bằng khoán được viết bằng tay và bằng chữ quốc ngữ.
Các tấm bằng khoán điền thổ này có hai mặt, mặt trước có 11 cột thông tin, mặt sau có 5 cột thông tin. Hình ảnh của một tấm bằng khoán điền thổ được lưu trữ tại Sở tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội như sau:
Tấm bằng khoán điền thổ số 331 sau khi được dịch Mặt trước của tấm bằng khoán
Khu vực
Tờ Miếng Phố: Phố 226 Số nhà: 17 Số bằng khoán: 331
K 9 170 Phường: ………...…… Vùng : Sinh Từ
HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỔI CỦA THỬA ĐẤT
Bản kê khai Thành phần của thửa đất
Chỉ số, loại thuế, diện tích từng bộ
phận Tổng diện tích Theo dõi Thờ i gian Loại chứng từ A Gác Kg T Sân F G Ngày lập phiếu: 28 - 3 - 44 1g 66 30 131 239 mq 2g 12
Mặt sau của tấm bằng khoán
BIẾN ĐỔI CHỦ SỞ HỮU
Chỉ dẫn Việc mua bán Theo dõi Họ và Tên Ngày tháng chuyển nhượng Cách thức Giá cả Bùi Quang Huy dit Lacoste
và vợ Vũ Thị Thiêu Ngày lập phiếu: 28 - 3 - 44
Ô. Huy (giáo sư trường Bưởi) 17, phố số 226 Như vậy, với tấm bằng khoán điền thổ này ta có thể thấy:
+ Thứ nhất: tấm bằng khoán cung cấp cho ta thông tin tổng quát nhất về tên phố, số nhà, vùng phạm vi. Qua tấm bằng khoán điền thổ số 331 ta biết được rằng số liệu đo đạc ghi trong đó thuộc về ngôi nhà số 17 phố 226 thuộc vùng Sinh Từ. Nó tương ứng với bản đồ khu vực K, tờ số 9, miếng đất số 170 đã được mã hóa.
+ Thứ hai: tấm bằng khoán cung cấp thông tin về thời gian tiến hành lập phiếu cũng tương đương với khoảng thời gian tiến hành đo đạc đất đai (trong 30.000 tấm bằng khoán điền thổ cho thấy thời điểm lập phiếu sớm nhất là vào khoảng những năm 1930, và thời điểm lập phiếu muộn nhất là những năm 1950. Đại bộ phận các tấm bằng khoán điền thổ này được lập vào những năm 40 của thế kỷ XX). Qua tấm bằng khoán 331, ta có thể hiểu rằng vào năm 1944 nhà số 17 phố 226 có diện tích đất đai và cấu trúc như vậy.
+ Thứ ba: bằng khoán cung cấp thông tin quan trọng và tương đối đầy đủ về diện mạo và cấu trúc của từng thửa đất thông qua các số liệu đo đạc được dưới dạng m2. Qua tấm bằng khoán 331, cho phép ta dựng lại diện mạo của nhà số 17 tại phố 226 là căn nhà có 2 gác: gác 1 có diện tích 66m2, gác 2 có diện tích 12m2. Ngoài ra, nhà có thêm khoảng không gian là 30m2 và một sân có diện tích 131m2. Tổng diện tích của ngôi nhà là 239m2.
+ Thứ tư: mặt sau của tấm bằng khoán cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề sở hữu (đối tượng sở hữu, tên tuổi và nghề nghiệp của chủ sở hữu, biến đổi chủ sở hữu…). Đọc thông tin ở mặt sau của tấm bằng khoán 331 ta hiểu rằng: tính đến thời điểm lập phiếu (28/3/1944), nhà số 17 phố 226 với diện tích đo đạc như trên thuộc sở hữu của ông Bùi Quang Huy (còn có tên là Lacoste) và vợ là bà Vũ Thị Thiêu. Hai cột phía cuối cùng của mặt sau được ghi thông tin bổ sung: Ông Bùi Quang Huy là giáo sư dạy học ở trường Bưởi - Hà Nội.
Do được tiến hành quản lý bằng một mẫu phiếu thống nhất nên những tấm bằng khoán điền thổ đo đạc các khu phố thuộc khu phố cổ đều có cùng cấu trúc thông tin giống tấm bằng khoán điền thổ số 331 trên. Đây là một cách thức quản lý khối tài sản cố định của tư nhân do nhà nước nắm thông tin. Với những thông tin mà bằng khoán địa chính thể hiện, chúng ta có thể thấy được cách thức quản lý của chính quyền, cũng như những thay đổi theo thời gian đối với đối tượng được quản lý.
Những tài liệu được lưu trữ tại Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội, nếu được công bố đầy đủ sẽ cung cấp những thông tin có tính chất toàn diện về hiện trạng sử dụng không gian sống cũng như chủ sở hữu của chúng trong năm mươi năm đầu thế kỷ XX. Mặt khác, nếu thông tin trên được xử lý tốt, kết hợp với các nguồn thôn tin lịch sử khác, chúng ta hoàn toàn có khả năng xây dựng một hình ảnh 3D về từng ngôi nhà, từng khu phố của Hà Nội trong những thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ XX2.