6. Bố cục của luận văn
2.3.4. Không gian ở
Không gian ở là một phần quan trọng tạo nên diện mạo của một khu phố, nó được coi là một yếu tố nổi bật của hệ thống đô thị. Không gian ở thể hiện trong đó hình thái kiến trúc và cách sống hay cách thức xử lý xã hội trong không gian đó. Không gian ở biến đổi qua từng thời kỳ lịch sử. Sự biến đổi này thể hiện rõ nét về mặt kiến trúc xây dựng nhà ở. Trước thế kỷ XX, Hà Nội nói chung và khu phố cổ nói riêng xuất hiện trước lịch sử phần lớn là những ngôi nhà tranh. Nói như Philippe Papin, những ngôi nhà này tồn tại “như một chỗ ẩn náu cần thiết cho những người nghèo” [134]. Những ngôi nhà nói chung ở Thăng Long thế kỷ XVII đều được xây dựng từ những vật liệu có sẵn trong tự nhiên như tranh, tre…
“Những ngôi nhà trong Kinh thành đều được làm bằng những cây “sậy” to như những cây gỗ, gọi là “tre”. Những nhà đó lợp bằng rơm rạ và không có cửa sổ” [42; 48]. Baron cũng nhận xét: “Rất ít những kiến trúc bằng gạch, trừ những thương điếm ngoại quốc. Số còn lại làm bằng tre và những phiên liếp đan sơ sài” [107; 12]. Phillipe Papin thống kê tại thời điểm năm 1889, số lượng nhà ở Hà Nội là 7292, trong đó nhà ở bằng gạch chỉ có 1544 nhà, nhà bằng tranh tới 5789 nhà, gấp 3,7 lần nhà gạch [134]. Trước thế kỷ XIX, kiểu nhà phổ biến trong khu vực 36 phố phường là kiểu nhà chồng diêm với đặc điểm chung là hẹp lòng và rất sâu. Hocquard mô tả: “nếu chỉ quan sát mặt tiền nhỏ hẹp trông ra đường phố, thì người ta không ngờ được rằng nó lại ẩn giấu những gian phòng rộng rãi, được ngăn cách bởi nhiều khoảng sân. Nhìn chung mái nhà rất dốc, tiến nhô khá xa ra ngoài phố. Mái dựa vào hai bức tường bên, vượt cao lên khỏi mái, mỗi bên ít nhất hai mét và kết thúc bằng những bậc thang. Không ai có thể giải thích cho tôi lý do sự bố trí kỳ lạ này. Tôi thì cho rằng nó có mục đích để bảo vệ cho mái ngói trong những trận bão, rất năng xảy ra ở Bắc Kỳ trong những lúc chuyển mùa” [114:30].
Các nhà ở “chỉ có một tầng. Trong nhà, người ta làm dưới mái một thứ gác xép leo lên bằng một cây cầu thang thẳng đứng như cái thảng. Đấy là nơi chủ nhân dùng để ngủ trưa hay để hút thuốc phiện. Luật pháp cấm không cho dân thường và ngay cả các quan không được làm gác. Chỉ cung vua và chùa chiền mới được làm…” [114; 32]. Quy định này cũng đã được lưu truyền trong dân gian:
Dân phường nhà giáp đường quan Không được làm gác trông ngang ra đường
Có cần làm chỗ chứa hàng
Chiều cao không được cao bằng kiệu quan” [42; 48]
Vì chủ yếu là nhà lợp gianh, lại xây thấp và liền kề san sát, nên ở Hà Nội, hỏa hoạn là mối đe dọa thường xuyên. Để ngăn ngừa hỏa hoạn một cách triệt để, từ sau năm 1888, trong khi tiến hành chương trình quy hoạch đô thị, thực dân Pháp đã đưa ra các quy định nghiêm cấm xây dựng và dỡ bỏ hoàn toàn khỏi khu vực 36 phố phường các ngôi nhà bằng tranh, tre, nứa, rạ… dưới mọi hình thức. Kết quả là, trong một thời gian ngắn thực hiện luật định mà thực dân Pháp đề ra, số lượng nhà tranh trong khu phố cổ hầu như đã biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà gạch lợp ngói. Nguy cơ hỏa hoạn theo đó cũng giảm đi đáng kể. Đặc biệt, từ sau năm 1920, ở nhiều phố thuộc khu vực 36 phố phường Hà Nội người dân bắt đầu tiến hành cải tạo hoặc xây dựng trên nền cũ những ngôi nhà mới bằng gạch.
Tuy nhiên, việc sửa chữa này phải tuân theo khung pháp lý chung mà người Pháp đề ra:
“Điều 50: Không một ai có thể xây dựng trong thành phố bất kỳ tòa nhà nào, hoặc thực hiện sự sửa chữa hoặc móc nối đường cống nếu không được sự cho phép của quản lý hành chính.
Điều 51: Tất cả những người xây dựng nhà, trước khi thực hiện, sẽ cần phải được sắp xếp thẳng hàng và đo đạc theo những con đường công trước khu đất của mình và phải thuận theo điều đó….
Điều 52: Những quy định trên cũng được áp dụng đối với những tòa nhà công.
Điều 53: Giấy phép chỉ có hiệu lực trong 1 năm; chấm dứt kỳ hạn, giấy phép không được sử dụng, chúng sẽ phải được xin cấp lại.
Điều 54: Những người xây dựng sẽ phải phục tùng những chỉ thị đưa ra trong lợi ích của an ninh và vệ sinh công cộng.
Điều 55: Độ cao của bề mặt trong những con phố khác nhau, những phần nhô ra, những mái nhà, những mái che, ban công hoặc mái che lợp kính, mái đua…sẽ được xác định bởi những nghị định đặc biệt và những người sở hữu sẽ phải chấp thuận theo những chỉ thị đưa ra với nhân viên Hội đồng thành phố.
Điều 56: Tất cả những người xây dựng mới trong một phố có máng nước dọc mái nhà, sẽ được bố trí theo cách xây dựng ở đó những đường dẫn nước mưa và nước bẩn.
Quy định này được áp dụng đối với tất cả nhà cổ trong trường hợp có sửa chữa lớn và trong cả trường hợp 2 năm sau khi xây dựng đường máng dẫn”[110; 10-11].
Có thể nói, sự có mặt của người Pháp trên đất Hà Nội đã mang theo một “luồng gió” mới. Quan niệm “ở” của phương Tây cùng vật liệu và kỹ thuật xây dựng đã làm biến đổi nhà ở hàng phố truyền thống của Hà Nội. Một kiểu nhà mới bằng gạch xây kiên cố, cao trên một tầng đã bắt đầu được xây dựng trên nền cũ của ngôi nhà Hà Nội hình ống quen thuộc trong khu vực 36 phố phường. Kiểu nhà mới thể hiện cách tổ chức các không gian chức năng bên trong tương đối hợp lý mà vẫn khai thác được những đặc điểm phù hợp của hệ thống sân trong vào mục đích thông thoáng tự nhiên cho các phòng ở. Đặng Thái Hoàng thống kê cách thức tổ chức mặt
bằng của thể loại nhà hàng phố thuộc khu vực phố cổ được xây dựng thời Pháp thuộc Hà Nội với các kiểu như sau:
Kiểu 1: Kiểu nhà thường thấy ở phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Buồm…: Khối nhà chính tiếp giáp mặt phố, cao hai tầng có một sân trong và cầu thang ngoài trời. Khối nhà phụ cao 1 tầng đặt ở phía sau, cách khối nhà chính bằng một sân trong. Quan hệ nội bộ giữa các phòng được phân bố như sau: tầng 1 gồm cửa hàng, phòng ở, cầu thang ngoài trời, sân trong và nhà phụ. Tầng 2 gồm 2 phòng kế tiếp nhau, cầu thang ngoài trời.
Kiểu 2: Kiểu nhà thường thấy ở phố Hàng Bông, Hàng Gà…: Nhà có hai sân trong và ngăn cách các khối nhà. Khối nhà chính, cao hai tầng tiếp giáp với phố có cầu thang ngoài trời và trong cùng là khối nhà phụ cao một tầng. Nhờ hệ thống hành lang nối thông với phố, liên hoàn với hệ thống sân trong phục vụ cho việc liên hệ nội bộ mà sử dụng các khối chức năng và các phòng ở đảm bảo nguyên tắc độc lập, khép kín. Tính từ mặt phố, các chức năng phòng thường được phân bố như sau: tầng một gồm cửa hàng, phòng ở, cầu thang trong nhà, sân trong thứ nhất, phòng ở (hoặc phòng ăn) nhà trong, cầu thang ngoài trời, sân trong thứ hai cùng hệ thống hành lang giao thông nội bộ và cuối cùng là nhà phụ. Tầng 2 gồm 2 phòng kế tiếp, cầu thang trong nhà, hành lang giao thông nội bộ, sân trong, phòng ở nhà trong, cầu thang ngoài trời của nhà trong [41; 92].
Cho đến những năm giữa thế kỷ XX, khu vực 36 phố phường đã có sự thay đổi tương đối rõ nét về mặt kiến trúc nhà cửa. Tuy nhiên những kiểu nhà được xây mới mang tính hiện đại, phong cách châu Âu thì chưa thật nhiều, đa phần là kiến trúc theo lối cổ truyền có sửa sang cải tạo lại cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống mới.
Kết cấu cơ bản của một ngôi nhà hình ống những năm giữa thế kỷ XX có dạng chung phổ biến (từ ngoài vào) như sau:
CỬA HÀNG + NHÀ Ở → SÂN TRONG → NHÀ Ở → SÂN TRONG → KHU PHỤ
Đây là một trong những loại hình kiến trúc có phong cách khá đặc sắc. Với bề dài, bề rộng có hạn ấy, người “thị dân” Hà Nội đã sáng tạo nên không gian ở, thờ cúng, nghỉ ngơi, sản xuất và buôn bán phù hợp với điều kiện đất chật người đông, kỹ thuật xây dựng chưa phát triển. Nói như Nguyễn Vinh Phúc “nhà ống ở
khu phố cổ Hà Nội bé bỏng, bình dị, vừa là xưởng sản xuất thủ công, vừa là cửa hàng, vừa là nơi sinh hoạt của gia đình. Người lui tới từ sáng sớm đến đêm khuya, đem lại cảnh tượng tấp nập, và nhà cạnh nhà, liền mái liền tường, sum vầy nâng đỡ nhau. Cái hấp dẫn của khu phố cổ Hà Nội chính là ở chỗ này, ở cái tổng thể do người xưa sắp đặt thành một cơ thể đầy sống động, khăng khít, gắn bó, kề tựa nhau mà tồn tại, sinh sôi…” [62; 14]. Nhà dạng này không được phát triển theo chiều cao mà phát triển theo chiều sâu với các lớp sân trong ngăn cách các không gian trong ngôi nhà. Các không gian chức năng được bố trí phù hợp. Mỗi không gian có diện tích và chức năng sử dụng khác nhau. Chúng không chồng chéo mà kết hợp một cách hài hoà, bổ sung hiệu quả cho nhau.
Là một ô phố mang tính đặc trưng của khu 36 phố phường nên các kiểu nhà với kết cấu không gian ở của 4 phố Hàng Bạc, Mã Mây, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến mang những nét chung của toàn khu phố cổ. Từ việc thống kê và phân tích số liệu địa chính những năm 1943-1944 kết hợp với các nguồn tư liệu khác có thể giúp ta tìm hiểu về từng không gian chức năng trong kết cấu của một ngôi nhà hình ống, từ đó dựng lại một cách khái quát nhất không gian ở của khu vực 36 phố phường những năm nửa đầu thế kỷ XX. Thống kê từ 324 bằng khoán thuộc ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến cho ta kết quả (bảng 2.13):
Bảng 2.12- Phân bố các loại hình nhà và đất trong ô phố
Loại hình Gác 1 Gác 2 Gác 3 Không gian Nhà tạm Sân Tổng diện
tích Diện tích (m2 ) 17293 1990 58 15065 807 10551 45674 Tần số xuất hiện 240 39 2 269 48 272 286 Tỷ lệ về diện tích (%) 72 51 29 56 17 39 100
(Nguồn: Kết quả xử lý 257 bằng khoán địa chính tại Sở TN-MT và NĐ HN)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, xét về số lượng thì loại hình sân xuất hiện
nhiều nhất (272/286 bằng khoán); thứ hai là loại hình không gian tức là các khoảng không để lấy ánh sáng, không khí cho mỗi nhà (269/286 bằng khoán); thứ ba là loại hình gác 1 với 240/286 bằng khoán.
Về diện tích, loại hình gác 1 chiếm tỷ lệ về diện tích lớn nhất (37,86%). Phần diện tích “gác 2” chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn là 3,64% (1990m2); còn gác 3 rất ít (2 thửa đất với diện tích 58m2).
Trong tất cả các nhà ở ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến đều không có diện tích vườn, nhưng trong mỗi số nhà, xen kẽ giữa các phần “nhà” chủ yếu là 1 tầng và nhà tạm (nhà tôn) thì vẫn có khoảng đất dành làm sân, chiếm gần ¼ tổng diện tích (23,10%) với nhiều chức năng sử dụng, hay những khoảng “không gian” không thể thiếu được để làm giếng trời, làm bếp, hoặc đơn giản là để thông thoáng, lấy gió, lấy ánh sáng, là nơi chứa hàng hoá …
Nhìn chung, trong kết cấu của một ngôi nhà hình ống, nhà dù sâu hay nông vẫn phải đảm bảo tuân theo một phương pháp tổ hợp không gian ở đảm bảo về mặt khí hậu, ánh sáng, thông thoáng gió tự nhiên, bằng cách phân ngôi nhà ra làm nhiều lớp, lớp nọ cách lớp kia bằng khoảng sân trong rất hữu hiệu. Số lượng sân trong của các ngôi nhà phụ thuộc vào độ sâu của khuôn viên đất và đều khác nhau. Đó là đặc điểm tổ chức và thiết kế không gian ở truyền thống rất hiệu quả trong việc làm thoáng mát cho công trình. Chính cái sân trong đó đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau trong ngôi nhà:
- Nơi để lấy ánh sáng.
- Nơi lưu chuyển thông thoáng gió cho không gian ở của ngôi nhà.
- Là khoảng không gian để làm các công việc ngoài trời như: giặt giũ, phơi quần áo, nấu ăn và một số sinh hoạt gia đình khác.
- Nơi tổ chức không gian thư giãn - nghỉ ngơi, làm vườn, trồng cây cảnh, núi non bộ hoặc giếng nước.
Do đó có thể khẳng định sân là một trong những thành tố quan trọng nhất trong kết cấu của một ngôi nhà hình ống. Diện tích của sân có khi rất lớn, lên tới hơn 300m2, có khi rất nhỏ chỉ một vài m2. Thống kê số liệu địa chính, cho ta kết quả về diện tích trung bình của sân ở từng phố như sau:
Bảng 2.13- Diện tích trung bình của loại hình sân
Đƣờng/Phố Sân
Tần số xuất hiện Tổng diện tích (m2
Hàng Bạc 146 5001 34,3
Mã Mây 93 2296 24,7
Tạ Hiện 7 343 49
Lương Ngọc Quyến 26 2911 112
Tổng 272 10551 39
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng khoán địa chính tại Sở TN-MT và NĐ HN)
Như vậy, diện tích trung bình của loại hình sân trong ô phố tại thời điểm những năm giữa thế kỷ XX là 39m2
. Theo cấu tạo của từng khu phố, diện tích sân trung bình có khác nhau. Diện tích sân trung bình của phố Lương Ngọc Quyến là lớn nhất (112m2), gấp 2,9 lần diện tích trung bình của cả ô phố. Nhỏ nhất là diện tích sân ở phố Mã Mây (24,7 m2
). Theo thời gian, do sự tăng lên của phần diện tích nhà ở, diện tích sân cũng giảm dần đi nhưng vai trò của nó thì không hề giảm. Sân vẫn luôn là một trong những yếu tố quan trọng trong cơ cấu không gian ở truyền thống của phố cổ.
Tiếp sau “sân”, không gian là loại hình xuất hiện tương đối nhiều tới 269
lần trên tổng số 324 bằng khoán. Cụ thể như sau:
Bảng 2.14 - Diện tích trung bình của loại hình không gian
Đƣờng/Phố Không gian
Tần số xuất hiện Tổng diện tích (m2) Diện tích TB (m2)
Hàng Bạc 143 7853 55
Mã Mây 89 4656 52
Tạ Hiện 7 639 91,3
Lương Ngọc Quyến 27 1917 71
Tổng 266 15065 57
Diện tích trung bình của loại hình không gian trong ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến theo tính toán từ số liệu địa chính là 57m2. Theo nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu về khu vực 36 phố phường thì không gian là phần diện tích tạm thời để không chưa xây dựng hoặc chưa được sử dụng vào một mục đích rõ ràng. Nó có thể được dùng làm nơi chứa hàng, nơi giặt giũ, phơi phóng… Và chức năng quan trọng nhất của nó là “nơi không gian sẵn có để sẵn sàng cho việc phát triển các không gian tiếp theo”.
Sau loại hình không gian là loại hình gác 1. Gác 1 hay còn gọi là tầng 1 là “chìa khóa cơ bản” của kết cấu nhà ống và chính nó tạo nên tính mềm dẻo của công trình. Tầng một của các ngôi nhà trong khu phố cổ luôn được mở rộng và quay ra mặt phố. Từ 324 bằng khoán, cho ta kết quả thống kê về thông số của gác 1:
Bảng 2.15- Diện tích trung bình của loại hình gác 1
Đƣờng/Phố
Gác 1
Tần số xuất hiện Tổng diện tích (m2
) Diện tích TB (m2) Hàng Bạc 131 7359 56,2 Mã Mây 82 5987 73 Tạ Hiện 6 427 71,2 Lương Ngọc Quyến 21 3520 167,6 Tổng 240 17293 72
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng khoán địa chính tại Sở TN-MT và NĐ HN)
Theo như bảng số liệu trên thì diện tích trung bình gác 1 của ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến là 72m2, trong đó diện tích trung bình gác 1 của phố Lương Ngọc Quyến là lớn nhất tới 167,6m2, sau đó đến Mã Mây (73m2), Tạ Hiện (71m2) và có diện tích nhỏ nhất là phố Hàng Bạc 56,2m2.