Tầng lớp thương nhân Hoa kiều trên vùng đất Thăng Lon g Hà Nội

Một phần của tài liệu Diện mạo phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính (trường hợp ô phố Hàng Bạc-Mã Mây-Tạ Hiện-Lương Ngọc Quyến (Trang 88)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. Tầng lớp thương nhân Hoa kiều trên vùng đất Thăng Lon g Hà Nội

Nội

Người Hoa là một bộ phận dân cư giữ vai trò kinh tế đặc biệt quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Thăng Long - Hà Nội từ nhiều thế kỷ. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, Hoa kiều đã có mặt và sinh sống ở Thăng Long từ rất sớm, chậm nhất là vào thời Lê sơ. Sự có mặt của người Hoa làm ăn buôn bán bên cạnh người Việt là một nét đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội.

Vào cuối thế kỷ XVII, với chính sách nới lỏng kiểm soát ngoại thương của chúa Trịnh đã tạo điều kiện cho một số lái buôn ngoại quốc phương Đông và phương Tây len lỏi vào kinh thành Thăng Long, trong đó có người Hoa. Đây là thời điểm Hoa kiều di cư hàng loạt vào Thăng Long. Sự có mặt ngày càng đông của người nước ngoài, trong đó chủ yếu là khách thương Hoa kiều đã buộc chúa Trịnh phải ra một loạt các điều lệnh cấm người nước ngoài không được trú ngụ tại kinh thành từ năm 1687. Nhìn chung, từ cuối thế kỷ XVII, bước sang thế kỷ XVIII, một mặt, các Hoa kiều di cư vào Việt Nam cố gắng len lỏi để được cư trú và làm ăn buôn bán tại kinh thành Thăng Long, nhưng mặt khác, họ cũng bị Nhà nước phong kiến nhiều lần hạn chế, cấm đoán và ngăn chặn.

Sang thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đã có một số chính sách nhượng bộ với Trung Quốc, ưu đãi người Hoa. Thời điểm này, các Hoa kiều đã ồ ạt di cư sang Việt Nam và tràn vào Thăng Long - Hà Nội “mỗi năm có hàng ngàn người Trung Quốc tới Việt Nam và từ 30 - 40% số người đó đã lập nghiệp ở đất này” [23; 61]. Từ năm 1790, Nguyễn Ánh đã ban lệnh xếp loại Hoa kiều cư trú theo quê quán. Đến năm 1814, Gia Long đã chính thức ban chỉ dụ lập thành các “bang” cho người Hoa. Mỗi bang có một bang trưởng đứng đầu do các thành viên trong bang bầu lên để quản lý và giúp đỡ các kiều dân của mình làm ăn sinh sống. Ở Việt Nam, người Hoa tập trung trong 4 bang chính: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hải Nam. Trong đó 2 bang Quảng Đông và Phúc Kiến bao gồm chủ yếu là các tầng lớp thương nhân giàu có, tập trung phần đông ở Hà Nội. Cho đến thế kỷ XIX, có thể nói, số lượng Hoa kiều tập trung ở Hà Nội khá đông đúc. Đại Nam nhất thống chí ghi: “Thành thị (Hà Nội) là nơi tụ tập công thương, có lẫn cả người nước Thanh, tập tục thích xa hoa…” [25; 165]. Vào năm 1874, Tả tham tri bộ Lễ Nguyễn Văn Tường được phái ra Hà Nội đã báo cáo như sau: “Hà Nội là nơi người Tàu tụ hội buôn bán, như mở chợ chứa hàng hóa, lập phố buôn bán, làm thành chỗ vui…” [42; 161]. Và theo nhận xét của một số người Pháp: “ Phần lớn công việc thương mại (ở Hà Nội) tập trung trong tay các lái buôn Hoa kiều. Họ có

khoảng chừng 4.000 người, trên một tổng số dân ước chừng khoảng từ 100 đến 120 nghìn người” [42; 162].

Người Hoa kiều sinh sống ở Hà Nội gồm đủ loại người, tầng lớp, làm nhiều nghề khác nhau, từ những người bán hàng rong, thợ thủ công đến các đại phú thương. Trong đó, họ chủ yếu tập trung vào việc buôn bán xuất nhập khẩu gạo, thuốc phiện, muối, thiếc và một số mặt hàng tơ, lụa, giấy…Nắm trong tay số vốn lớn cùng sự khôn ngoan và nhiều thủ đoạn trong kinh doanh, các thương nhân Hoa kiều nhanh chóng “phất” lên và nắm độc quyền nhiều mặt hàng kinh doanh, buôn bán trên đất thị thành Hà Nội.

Đến đầu thế kỷ XIX, ở Hà Nội xuất hiện một tầng lớp đại phú thương buôn bán đường dài, đó là tầng lớp phú thương Hoa kiều. Bất cứ một cố gắng nào của người Việt Nam cũng không cạnh tranh nổi với lớp người nhiều tài nghệ và thủ đoạn buôn bán này. Chính tầng lớp phú thương Hoa kiều đã dần dần thực hiện chính sách khống chế, bao mua đối với các tiểu thương - tiểu chủ và thợ thủ công người Việt, để rồi sau đó sang đầu thế kỷ XX, đã trở thành những nhà tư bản thương nghiệp và công nghiệp của Hà Nội. Cho đến thời điểm thực dân Pháp sang xâm chiếm nước ta, tấn công Hà Nội, phú thương Hoa kiều đã cấu kết với thực dân Pháp, mở rộng kinh doanh buôn bán. Và họ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong kết cấu kinh tế - xã hội của Thăng Long - Hà Nội.

Bộ phận người Hoa kiều tập trung chủ yếu ở các phố như Hàng Ngang, Hàng Buồm thuộc các phường Diên Hưng và Hà Khẩu, và mãi sau này họ quá đông đúc mới tràn sang mấy khu vực chung quanh. Trong phạm vi ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến cũng có nhiều người Hoa sinh sống và làm ăn. Họ sống đan xen cùng người Việt, và sở hữu phần diện tích tương đối lớn. Thống kê từ 324 bằng khoán (năm 1943-1944) cho ta kết quả cụ thể (bảng 3.3):

Bảng 3.3- Sở hữu nhà đất của Hoa kiều trong ô phố

Đƣờng/Phố Tổng bằng khoán Tổng diện tích (m2) Tỷ lệ %

Hàng Bạc 4 880 12,6

Mã Mây 15 2432 34,7

Tạ Hiện 1 3 0,04

Tổng 24 7007 100

(Nguồn: Kết quả xử lý 24 bằng khoán địa chính tại Sở TN-MT và NĐ HN)

Tính về số lượng, số bằng khoán thuộc về sở hữu người Hoa trong ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến là 24/324 bằng khoán, chiếm 7,4% so với tổng bằng khoán của ô phố; tính về diện tích, thì con số này là 7007/44537, chiếm 15,7% so với diện tích toàn ô phố.

Theo một nguồn tài liệu khác thuộc phông Sở Địa chính Hà Nội tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, vào thời điểm năm 1949, không lâu sau thời điểm của tư liệu địa chính (1943-1944), danh sách người Hoa thuộc phạm vi ô phố được liệt kê một cách cụ thể. Danh sách này cung cấp cho chúng ta thông tin tương đối chi tiết về tên tuổi, vị trí nhà đất, diện tích thửa đất, khu, số thửa và số bằng khoán (bảng 3.4):

Bảng 3.4- Sở hữu nhà đất của Hoa kiều thuộc ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lƣơng Ngọc Quyến năm 1949 [127]

Họ và tên Vị trí gia sản Diện tích

Khu và số thửa

Khu và số bằng khoán

Chan Hon Sang 67 Hàng Bạc 336 th.v D-88 P.L. 145

Ly Hong Pha 20 Hàng Bạc 118 th.v B-303 G.M. 317

Quynh Thien Duong 10 Hàng Bạc 237 th.v B-308 G.M.312

Tchong Schuan 23 Hàng Bạc 137 th.v B-110 P.L.192

Teng Nai K’ang 8 Hàng Bạc 139 th.v B-309 G.M.311

Houang Fou Nien Hàng Bạc 670 th.v B-464/4 G.M.16

Truong Thi Phuong Hàng Bạc 213 th.v D-104 P.L. 186

Hội người Quảng

Đông 42 Mã Mây 89 th.v B-43 G.M.232

Do 26-28 Mã Mây 133 th.v B-50 G.M.241

Do Tsie 40 Mã Mây 89 th.v B-45 G.M.236

Houang Tsi 45 Mã Mây 108 th.v B-81 G.M.272

Koc Bao Chan 59 Mã Mây 109 th.v B-74 G.M.265

Kuan Sune 49 Mã Mây 118 th.v B-79 G.M.270

Thừa kế Nam Sang 11 Mã Mây 482 th.v B-9 G.M.197

256 th.v B-13 G.M.201

Tac Pan 19 Mã Mây

Bà Tchang Tsieu Line 95-97 Mã Mây 219 th.v B-131 G.M.376

232 th.v B-47 G.M.238

Tchao Pou Yun và

Luong Fay 34-36 Mã Mây 88 th.v B-324 G.M.352

Truong The Phu 96 Mã Mây

Truong The Phu 94 Mã Mây 105 th.v B-325 G.M.351

Truong The Phu 100 Mã Mây 45 th.v B-322 G.M.353

Truong The Phu 98 Mã Mây 90 th.v B-323 G.M.353

Truong Vinh Ky 92 Mã Mây 407 th.v B-326 G.M.350

Tsanh Nhi 18 Mã Mây 243 th.v B-53 G.M.244

Tseng Yu Siman 93 Mã Mây 161 th.v B-130 G.M.375

Và Lieuo Che 7 Mã Mây

Ung Tai Ky Mã Mây 64 th.v A-977 G.M.321

Li Koung 79 Mã Mây 199 th.v B-123 G.M.368

Ung Tai Ky Mã Mây 68 th.v B-270 G.M.176

Tcheou Ham Pang Mã Mây 162 th.v B-272 G.M.174

Ly Quan 86 Mã Mây 24 th.v B-329 G.M.346

Do Mã Mây 13 th.v B-329/1 G.M.498

Tsie 40 Mã Mây 2.400 B-4 G.M.236

52 Hàng Bạc 45 Mã Mây 9.600 B-81 G.M.272

Koc Bao Chan, tức:

Kuou Pou Chan 59 Mã Mây 10.800 B-74 G.M.265

Kuan Sune, tức:

T.T.Thuận 49 Mã Mây 7.200 B-79 G.M.270

Lieou King, tức: Lao

King 170 Hàng Bạc 5.800 U-367, 424 1868 Dình Ngang Người quản lý:

M.Wou Kiun 20-22 Mã Mây 19.100 B-2,21 G.M.243

Ly Hong Phat 20 Hàng Bạc 2.500 B-303 G.M.317

Và Luu Thị Thịnh

Phía sau phố và

Quynh Thiên Duong 10 Hàng Bạc 3.500 B-308 G.M.312 Tac Pan tức Pan Tac

Pan 19 Mã Mây 6.000 B-13 G.M.201

Bà Tchang Tsieu Line 95-97 Mã Mây 4.800 B-131 G.M.376

Tchao Pou Yun và Luong Fay

34-36 Mã Mây và

5 Đào Duy Từ 4.800 B-47 G.M.238

70B Hàng Trống 8 Hàng Bạc 3.600 B-309 G.M.311

Trương Thê Phu -

chưa thành niên 96 Mã Mây 4.800 P-324 G.M.752

người quản lý hợp pháp của người cha

Trương Vinh Ky 94 Mã Mây 4.800 B-321 G.M.351

100 Mã Mây 430 B-322 G.M.353 98 Mã Mây 450 B-323 G.M.353 92 Mã Mây 1.900 B-326 G.M.35 Tsanh Nhi 18 Mã Mây và Đào Duy Từ 4.200 B-3 G.M.244 93 Mã Mây 2.600 B-130 G.M.375 7 Mã Mây 1.400 A-977 G.M.321 29 Tạ Hiền và 95 Nguyễn Khuyến 2.900

(Nguồn: Sở Địa chính Nhà đất Hà Nội) Như vậy, cho đến giữa thế kỷ XX, số lượng người Hoa tập trung ở khu vực 36 phố phường tương đối nhiều. Họ phần lớn quê gốc hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến (Trung Quốc). Tại Hà Nội, Hoa kiều gốc từng tỉnh (Quảng Đông, Phúc Kiến) đều tổ chức thành một “bang”, bầu ra bang trưởng để trông coi việc chung. Mỗi bang có một chỗ làm việc gọi là “Hội quán”, vừa là nơi thờ cúng, đồng thời là nơi tụ họp và bàn công việc kinh doanh buôn bán. Việt Đông hội quán bi ký (Bài ký bia hội quán Việt Đông) lập năm Quý Hợi niên hiệu Gia Long (1803) ghi việc Hoa kiều người Quảng Đông đã nhiều nhà, nhiều đời sinh sống ở Thăng Long. Năm Kỷ Mùi (1779), các vị Hoa kiều cao tuổi đã cùng nhau góp tiền của công đức, mua đất và khởi công xây dựng hội quán, đến đầu năm Canh Thân (1800) hoàn thành. Tốn phí hơn 7.000 quan tiền kẽm... Muộn hơn người Quảng Đông,

theo Phúc Kiến hội quán hưng sáng lục (lập năm Gia Long 16 (1817), Hội quán của người Phúc Kiến (hiện ở số 40 phố Lãn Ông) được “các nhà buôn người Phúc Kiến sống nhiều đời ở Thăng Long góp tiền xây dựng.., năm Bính Tý (1816) công việc hoàn thành, rước thần tượng an vị thờ phụng”, bia còn cho biết tên của 32 Hoa kiều đóng góp tiền cho việc xây dựng này.

3.2.2. Hội quán người Hoa trong ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến

Hội quán là loại hình kiến trúc gắn với các sinh hoạt tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của người Hoa. Với hai chức năng là cơ sở hành chính và cơ sở tôn giáo, mỗi hội quán gắn bó trực tiếp với cộng đồng dân cư đã xây dựng nên di tích.

Theo thống kê từ số liệu địa chính được lập vào khoảng giữa thế kỷ XX, số quán của người Hoa trong ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến có diện tích như sau:

Bảng 3.5: Di tích của ngƣời Hoa trong ô phố

Đƣờng/Phố Tên di tích Diện tích Tỷ lệ % so với toàn ô phố

Mã Mây Hội quán người

Hoa

89 (m2) 0,2 %

Hội quán người Hoa

133 (m2) 0,3 %

Lương Ngọc Quyến Hội quán 923 (m2) 2,1 %

Tổng 1145 (m2) 2,6 %

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tại thời điểm những năm 1943-1944, trong ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến, có 3 hội quán của người Hoa với diện tích là 1145, chiếm 2,6% tổng diện tích toàn ô phố. Các hội quán này phân bố ở Mã Mây (2 hội quán) và Lương Ngọc Quyến (1 hội quán).

Nếu tính trung bình thì diện tích của mỗi hội quán là: 381m2, gấp 1,2 lần so với diện tích trung bình các di tích của người Việt trong cùng ô phố.

Kết cấu không gian của các hội quán này theo số liệu địa chính (bảng 3.6):

Bảng 3.6 -Phân bố không gian của hội quán Loại hình Gác 1 Gác 2 Gác 3 Không gian Nhà tạm Sân Tổng diện tích Diện tích (m2) 698 - - 164 - 283 1145 Tần số xuất hiện 3 - - 2 - 3 286 Tỷ lệ về diện tích (%) 70 - - 14,32 - 24,72 100,00

Theo bảng số liệu trên, loại hình xuất hiện nhiều nhất là “gác 1” và “sân” (3/286 bằng khoán). Trong đó gác 1 chiếm tỷ lệ về diện tích lớn nhất (70%), sau đến “sân” (24,72%), và cuối cùng là loại hình “không gian” (chiếm 14,32%).

Cũng giống như các di tích của người Việt, các hội quán của người Hoa trong ô phố chỉ có gác 1, không có gác 2 và gác 3.

Kết cấu chung của mỗi hội quán theo tư liệu địa chính gồm có nhà - sân - không gian. Kết cấu này cũng tương tự như kết cấu không gian ở của người Hoa và người Việt trong khu phố cổ.

Nếu như nhiều di tích thuộc sở hữu của người Việt trong ô phố theo tư liệu địa chính là đất chưa xây dựng, tức chưa có loại hình nhà gác; hoặc xây dựng tạm thời dưới dạng một nhà tạm thì các hội quán của người Hoa trong ô phố lại đều được xây dựng nhà một gác có thêm sân, không gian.

Vì nhiều lý do, có thể do biến động của lịch sử, do thời gian… mà những hội quán trong ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến đã không còn. Cho đến nay, khu phố cổ chỉ còn lại hai hội quán với hai phong cách kiến trúc khá rõ nét là Hội quán Phúc Kiến (số 40 phố Lãn Ông) và Hội quán Quảng Đông (số 22 Hàng Buồm). Thông qua việc tìm hiểu các hội quán này, chúng ta có thể phần nào hình dung lại không gian hội quán của người Hoa nói chung (trong đó có các hội quán thuộc phạm vi ô phố nghiên cứu).

Hai hội quán Quảng Đông và Phúc Kiến được xây dựng kết hợp cả hai phong cách kiến trúc - nghệ thuật Trung Hoa và Việt Nam. Bộ khung nhà được làm bằng gỗ với các thức vì “chồng rường”, đặc biệt là hệ “củng tam phương” được sử dụng tại nhà phương đình, hệ thống dép dỡ hoành vươn dài tại tam quan và nhà phương đình. Đây là một di tích kiến trúc đẹp, độc đáo. Trong khi đó, hội quán Quảng Đông (số 22 Hàng Buồm) được xây dựng với kiểu thức, chất liệu khác. Mặt bằng xây dựng lớn bao gồm nhiều nếp nhà tạo thành. Sảnh chính được làm như kiểu hội trường mang kiểu dáng phương Tây. Cung thờ chính có bộ khung gỗ, nhà được xây cao, vì “thượng giá chiêng hạ kẻ”, các họa tiết trang trí trên kiến trúc mang phong cách nghệ thuật Quảng Đông (Trung Quốc). Hai bên kiến trúc chính là các kiến trúc phụ cũng có quy mô đồ sộ.

Có thể nói, sự hiện diện của những kiến trúc Hoa mà tiêu biểu là các hội quán trong các di tích kiến trúc của khu phố cổ, tuy ít ỏi, song cũng góp phần làm phong phú, đa dạng thêm hệ thống di tích kiến trúc của Hà Nội.

Một phần của tài liệu Diện mạo phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính (trường hợp ô phố Hàng Bạc-Mã Mây-Tạ Hiện-Lương Ngọc Quyến (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)