6. Bố cục của luận văn
3.1. Không gian tín ngƣỡng của ngƣời Việt trong khu phố cổ qua tƣ liệu địa
liệu địa chính
Không gian tín ngưỡng của người Việt nói chung là hệ thống đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ…tồn tại song hành cùng đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Ở Hà Nội, phố cổ là nơi tập trung khá nhiều các di tích tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt với sự đa dạng về loại hình thờ phụng truyền thống như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, tín ngưỡng thành hoàng, tổ nghề…Được hình thành qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, loại hình di tích kiến trúc này vừa là một bộ phận cấu thành, vừa là một yếu tố quan trọng phản ánh những đặc điểm về dân cư, kinh tế, tổ chức xã hội, sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của cư dân nơi đây.
Xét trong chiều dài lịch sử của khu phố cổ, sự ra đời của các loại hình di tích này phần lớn là hệ quả của sự phát triển sản xuất và kinh doanh các ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống.
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, với nhiều cuộc di cư của thợ thủ công từ các làng nghề chuyên nghiệp thuộc các vùng xung quanh Thăng Long về hành nghề
tại Kẻ chợ, số lượng các tiểu chủ - thương nhân, thợ thủ công ngày một tăng lên. Dampier khi đến Kẻ Chợ năm 1688 đã nhận xét: “Chúng ta có thể gặp thấy ở đây những người thuộc rất nhiều nghề, tỉ như thợ đóng móng ngựa, thợ sơn, người đổi bạc, thợ làm giấy, thợ tráng men, thợ đúc chuông…” [47; 31]. Phương thức di cư hành nghề phổ biến là sau khi cả làng đã học được kỹ thuật chuyên môn do vị Tổ nghề của làng truyền dạy, họ kéo nhau lên Thăng Long - Kẻ Chợ để làm gia công mặt hàng cho Nhà nước, hoặc bán mặt hàng cho các cửa hiệu thuộc các phố phường nội thị, hoặc lập ra hẳn một phường nghề mới để hành nghề. Về sau, số dân di cư theo họ hàng làng xóm từ quê ra tỉnh đến định cư ở phường nghề đó ngày một đông và đến lượt phường nghề đó trở thành một phố phường chuyên sản xuất hoặc bán một mặt hàng, dân cư chủ yếu là dân làng quê gốc [42; 144). Trong những phố phường đó cũng có những người trước kia là thợ thủ công, sau làm ăn tích lũy có vốn liếng khá đã trở thành thương nhân - chủ hiệu.
Tầng lớp thợ thủ công và thương nhân ở Thăng Long - Hà Nội với nhiều nghề nghiệp kinh doanh khác nhau, nhưng nhìn chung xét ở góc độ kinh tế, họ là những người đóng vai trò vừa sản xuất vừa lưu thông hàng hóa trong hệ thống của một nền sản xuất nhỏ - Đó là một nền sản xuất thủ công nghiệp gia đình kết hợp với loại hình thương nghiệp bán lẻ trực tiếp cho người tiêu thụ. Về quy mô sản xuất, cơ bản họ là những tiểu chủ cá thể độc lập hoặc có thể liên kết với nhau theo thôn, phường nghề, phố nghề…Về mặt quan hệ xã hội, họ không chỉ gắn bó với nhau theo các đơn vị hành chính mà còn gắn bó với nhau ở cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng quê hương bản quán. Và sau nhiều thời gian, trải qua nhiều thế hệ định cư sản xuất, buôn bán ở Thăng Long, với nhiều yếu tố tinh thần chung về văn hóa tâm linh, nhớ về cội nguồn, quê hương - Họ (những người thợ thủ công và thương nhân) đã cùng nhau đóng góp, xây dựng nên nhiều đình, đền, chùa, nhà thờ họ, miếu mạo… để tưởng nhớ đến các Thần hoàng làng ở quê gốc hoặc tưởng nhớ đến các Tổ nghề đã có công phát minh, khai sinh ra các kỹ thuật và cách thức sản xuất các mặt hàng thủ công, mà đa phần ý thức hệ của họ vẫn thủy chung và cố hữu “ly nông bất ly hương”.
Do sự đa dạng và khác biệt về nghề nghiệp, gắn với truyền thống tôn thờ tổ nghề nên khu phố cổ cũng là nơi tập trung nhiều di tích thuộc loại hình đình, đền hơn cả. Từ 324 bằng khoán được lập năm 1943-1944 của các phố Hàng Bạc, Mã Mây, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến có thể phần nào chứng minh được điều này:
Bảng 3.1- Diện tích các di tích tôn giáo tín ngƣỡng
Đƣờng/Phố Loại hình di tích Diện tích (m2) Tỷ lệ %
Mã Mây Đình và đền Hương Tượng 201 0,5
Hàng Bạc
Đình Dung Hà 22 0,05
Đình Phương Thượng 135 0,3
Đình Dũng Thọ 79 0,2
Đình Đinh Thị (hay Kim Ngân)
574 1,2
Đình Trường Thi 868 1,9
Tổng 1879 4
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng khoán địa chính tại Sở TN-MT và NĐ HN)
Thống kê từ số liệu địa chính năm 1943 - 1944 cho thấy, trong phạm vi ô phố nghiên cứu, không gian tín ngưỡng của người Việt chỉ có hai loại hình di tích là đình và đền với 1879m2, chiếm 4% tổng diện tích. Ngoài ra, trong cả 4 phố trên không có loại hình di tích nào khác. Cụ thể là:
- Di tích ở Mã Mây có tổng diện tích 201m2, chiếm 0,4% diện tích toàn ô phố.
- Di tích ở Hàng Bạc có tổng diện tích 1678m2, chiếm 3,6% diện tích toàn ô phố.
Diện tích trung bình của mỗi di tích này trong phạm vi ô phố tại thời điểm lập địa chính là: 313m2.
Như vậy, theo tư liệu địa chính kết hợp với nhiều nguồn tư liệu khác thì phố Hàng Bạc so với 3 phố còn lại trong ô phố là phố có số lượng di tích tôn giáo tín ngưỡng nhiều nhất, chủ yếu là loại hình đình.
Tất cả các di tích nằm trong ô phố tại thời điểm lập địa chính đều thuộc sở hữu công, tức nằm dưới sự quản lý của Thành phố Hà Nội. Diện tích của mỗi bằng khoán di tích này tương đối lớn. Trừ đình Dung Hà và đình Dũng Thọ có diện tích dưới 100m2, còn lại đều hơn 100m2, trong đó đình Trường Thi có diện tích lớn tới 868m2. Hầu hết, các di tích là do dân “tứ chính trấn” lập nên. Có thể kể đến trường hợp dân làng Châu Khê (Hải Dương) ra Thăng Long làm nghề kim hoàn và vàng
bạc ở phố Hàng Bạc. Những người dân này đã lập ra Châu Khê vọng từ - để tổ chức cúng lễ, tế vọng vị thần thành hoàng ngay tại đất kinh đô và lập ra Đình trên tức Trương đình và Đình dưới tức Kim Ngân đình để thờ Hiên Viên - một nhân vật huyền thoại được coi là “tổ bách nghệ” tức người sinh ra trăm nghề.
Nằm trong mặt bằng kết cấu chung của không gian đô thị khu phố cổ Hà Nội, các di tích này thường tận dụng tối đa các khoảng không gian cho phép. Chúng hầu như không tách biệt với khu vực dân cư như vẫn thường thấy ở các làng quê nông thôn, mà trái lại còn đan xen và liền kề với nhà ở của dân; thậm chí không gian thờ cúng của nhiều ngôi đình, đền còn được đặt ở tầng hai, gác trên của một ngôi nhà. Với đặc điểm này, sự tiếp xúc của tầng lớp thị dân khu phố cổ với những di tích này có phần thuận tiện, dễ dàng hơn và thể hiện tầm quan trọng không thể thiếu trong đời sống thị dân.
Theo tư liệu địa chính, kết cấu không gian của các di tích được phân loại như sau:
Bảng 3.2- Phân bố không gian của di tích
Loại hình Gác 1 Gác 2 Gác 3 Không gian Nhà tạm Sân Tổng diện tích Diện tích (m2) 114 0 0 987 74 677 18529 Tần số xuất hiện 2 0 0 6 1 4 286 Tỷ lệ về diện tích (%) 6,16 0 0 53,29 4 36,56 100,00
(Nguồn: Kết quả xử lý 286 bằng khoán địa chính tại Sở TN-MT và NĐ HN)
Bảng thống kê trên cho thấy, nếu xét về số lượng thì loại hình “không gian” xuất hiện nhiều nhất (6/286 bằng khoán) và cũng chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất (53,29%), rồi tới loại hình “sân” (4/286 bằng khoán), tiếp theo là “gác 1” (6,16%).
9 Phần tổng diện tích này chênh lệnh với tổng diện tích ở bảng 3.1 (1879 m2) vì phải trừ đi 27m2 làm đường thuộc bằng khoán của đình Dũng Thọ
Trong tất cả các di tích thuộc ô phố này không thấy xuất hiện loại hình “gác 2” và “gác 3”.
Như vậy, tại thời điểm lập địa chính (1943-1944), các di tích mặc dù chiếm diện tích tương đối lớn (đặt trong tương quan với diện tích mỗi thửa đất xây dựng nhà ở) nhưng đa phần là đất chưa xây dựng. Trong một thửa đất thuộc về di tích chủ yếu gồm hai loại hình chính là không gian và sân. Cũng như kết cấu của nhà ở dân dụng, trong tất cả các di tích ở ô phố không hề có mét đất nào dành cho làm vườn, nhưng trong mỗi di tích, xen giữa các phần “nhà” chủ yếu là tầng 1 (đình Phương Thượng - Hàng Bạc; đình Dung Hà - Hàng Bạc) và nhà tạm (đình Trương Thị) thì vẫn có một khoảng đất dành làm sân, chiếm 1/3 tổng diện tích (36,56%) với nhiều chức năng sử dụng.
Từ nguồn tư liệu địa chính kết hợp với một số nguồn tư liệu khác, chúng ta có thể dựng lại một cách khái quát kết cấu không gian của các di tích tiêu biểu thuộc các phố Hàng Bạc, Mã Mây.
1. Đền Dũng Thọ nằm ở góc giữa phố Hàng Bạc và Mã Mây. Cửa ngôi đền rộng khoảng 2,5m, cao 2m, xây theo lối chồng diêm 8 mái, cong ở hai bên. Trên đầu mái có đắp nổi hai đầu thuỷ quái Macara chầu vào giữa. Mái lợp bằng ngói ống. Trên cổng có đắp 3 chữ Hán “Dũng Thọ từ”. Đỡ đầu mái có hai đầu chỉ bằng gỗ chạm trổ đầu rồng, nhô lên chừng 70cm. Phần hậu cung là ngôi nhà gạch 3 gian, mái lợp ngói ta. Các vì kèo làm bằng gỗ, kết cấu theo lối giá chiêng. Nền nhà lát gạch. Cũng như đình Dũng Hãn, đền Dũng Thọ hiện đang bị biến dạng trong quá trình người dân xây dựng và sửa chữa, biến di tích thành nhà ở.
2. Đình Trương Thị thờ Hoàng đế Hiên Viên - ông tổ bách nghệ trong huyền thoại Trung Quốc. Đình được xây dựng vào thế kỷ XIX. Đình Trương Thị gồm ba công trình kiến trúc chính là: tam quan, đình và một dãy nhà phía sau đình. Tam quan có vì kèo kết cấu theo kiểu chồng rường, các đầu của xà đỡ đều chạm rồng. Mái tam quan lợp bằng ngói ta, hai đầu kìm của bờ nóc có hai Macara chầu vào hình nhật khuyết đặt chính giữa bờ nóc. Ngôi đình được kiến trúc theo lối chữ Công (I), bao gồm nhà bái đường, trung lâu và hậu cung. Nhà Bái đường gồm 3 gian, cửa bức bàn, sàn lát gạch vuông Bát Tràng. Vì kèo nhà Bái đường cũng kết cấu theo lối chồng rường, có các đầu dư, kẻ chạm rồng. Hai bức cốn ở hai vì kèo gian giữa chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ hình rồng vờn mây nước. Hậu cung có 3 gian, kết cấu vì kèo theo kiểu giá chiêng.
3. Ngoài những di tích trên, phố Hàng Bạc trước còn có 2 ngôi đền nhưng nay đã bị phá huỷ hoàn toàn, vị trí hiện nay ở số 24 Hàng Bạc (nay là văn phòng của Công ty du lịch Hanoitour), ngôi đình Dũng Hãn ở số 54 Hàng Bạc (nay là nhà dân và các cửa hàng kinh doanh). Văn bia Trùng tu đền thần giáp Dũng Hãn
niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44, cho biết đình Dũng Hãn được xây dựng gần cuối thế kỷ XVIII, trùng tu vào năm Thành Thái thứ 3 (1891). Đình có quy mô rộng rãi, chính giữa là nơi thờ Linh Lang đại vương, bên ngoài có miếu thờ thần nữ.
4. Đền Hương Tượng (số 64 Mã Mây), thờ Nguyễn Trung Ngạn, xưa đây là đền của giáp Hương Tượng thuộc phường Hà Khẩu. Theo tấm bia Hương Tượng giáp trùng tu dựng năm 1825 thì đền này được lập đầu tiên từ thời Trần. Đền trải qua ba lần trùng tu lớn vào các năm Tự Đức Kỷ Mùi, Minh Mạnh Giáp Thân và năm Thanh Thái Giáp Thìn. Ngôi đền hiện nay trông ra phố Mã Mây, gồm tiền tế và hậu cung. Trong đền còn lưu giữ được nhiều tư liệu quý, trong đó có các tấm bia: Hương Tượng giáp trùng tu bi ký dựng năm Minh Mệnh Ất Dậu (1825),
Hương Tượng giáp từ vũ bi ký dựng năm Vĩnh Hựu 3 (bia trụ 4 mặt), Trùng tu nghĩa môn bi ký dựng năm Tự Đức 12, Trùng tu miếu vũ bi ký dựng năm Minh Mệnh Mậu Ngọ, Trùng tu thần từ ký dựng năm Gia Long Ất Hợi (bia trụ 4 mặt), 01 tấm bia dựng năm Thành Thái 6.
Nhìn chung, bố cục mặt bằng kiến trúc di tích tôn giáo tín ngưỡng ở khu phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX là khá đa dạng, phổ biến các đặc điểm sau: đa số kết cấu gỗ, mặt bằng kiến trúc theo kiểu chữ “công”, chữ “tam”, chữ “quốc”,... Bộ khung thường theo kiểu chồng rường giá chiêng, vì kèo, vì vỏ cua. Bộ khung nhà đều làm bằng gỗ, với các bộ vì được kết cấu theo kiểu “chồng rường con nhị”, “chồng rường hai hàng chân”, kiểu “vì kèo. Trong một số kiến trúc có vòm “vỏ cua” nối các nếp nhà (đình Hương Tượng). Đề tài trang trí trên kiến trúc khá phong phú, đặc biệt tại nhà phương đình. Đề tài trang trí là các linh vật, hoa văn cổ đồ, mang dấu ấn nghệ thuật thời Nguyễn. Tuy có nhiều điểm khác biệt, song các di tích có một đặc điểm chung nổi bật xây dựng khá đơn giản (chủ yếu là nhà một gác, hoặc nhà tạm), bố cục mặt bằng theo chiều sâu với nhiều nếp nhà kế tiếp nhau, có thêm khoảng sân và không gian. Cách bố cục này phù hợp với điều kiện xây dựng trong một môi trường đô thị, trên những ô phố ngắn, đường hẹp chiều ngang, mặt tiền hẹp và sâu vào phía trong. Mặt bằng xây dựng theo chiều sâu này khác với lối bố cục dàn trải theo chiều ngang trong môi trường nông thôn rộng rãi. Đây là một đặc điểm quan trọng của các di tích kiến trúc trong môi trường đô thị cổ Hà Nội.
Cho đến thời điểm hiện nay, nhiều di tích trong ô phố cũng như trong toàn khu vực phố cổ đã không còn nguyên vẹn, một bộ phận không nhỏ bị xuống cấp, có di tích hoặc một phần hoặc toàn bộ không gian thờ cúng đã biến thành nơi sinh hoạt, sản xuất, buôn bán. Từ một số nguồn tài liệu gần đây kết hợp với khảo sát của bản thân, đã cho kết quả về hiện trạng của các di tích trong ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến như sau:
1. Đền Hàng Bạc (24 Hàng Bạc)
Đền đã bị phá hủy hoàn toàn, địa điểm đền hiện nay là văn phòng của Công ty du lịch Hanoi Tour.
2. Đền Kim Ngân (42 Hàng Bạc)
Quy mô của đền đã bị thu hẹp nhiều so với trước đây. Dấu tích là hiện vẫn còn một trụ cổng của đền thuộc số nhà 44 cạnh đó.
Ngôi đền hiện còn 3 gian, mới được tu sửa lại khoảng 10 năm trước. Đền không còn nguyên vẹn, người dân đã vào ở trong tam quan, điện thờ.
3. Đình Trương Thị (50 Hàng Bạc)
Hiện đình không còn nguyên vẹn, người dân đã vào ở trong điện thờ.
Phía trước đình người dân dùng bán hàng lưu niệm. Dấu vết còn lại là hai trụ xây cao khoảng 4m, thuộc số nhà 50 và 52 phố Hàng Bạc.
4. Đền Hàng Bạc (54 Hàng Bạc)
Đền đã bị phá hủy hoàn toàn. Nay là nhà dân và các cửa hàng buôn bán. 5. Đình Dũng Hãn (54 Hàng Bạc)
Đình bị phá hủy hoàn toàn. Dân cư đã xây nhà ở, cửa hàng. Không còn dấu vết.
6. Đền Hương Tượng (64 Mã Mây)
Đền hiện nay quay hướng tây trông ra phố Mã Mây. Đền bao gồm một gian tiền tế và một gian hậu cung. Hiện đình còn lưu giữ được nhiều tư liệu quý, rất có giá trị, gồm cả bia đá và một số đồ thờ cổ.
3.2. Không gian tín ngƣỡng của ngƣời Hoa trong khu phố cổ qua tƣ liệu địa chính (ô phố: Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lƣơng Ngọc Quyến)