6. Bố cục của luận văn
2.1.3. Hàng Bạc Mã Mây Tạ Hiệ n Lương Ngọc Quyến
lựa chọn để nghiên cứu trong Luận văn. Đây là những con phố được hình thành sớm, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, thuộc phạm vi bảo tồn cấp I, và hơn nữa nằm ở trung tâm của Hà Nội, có đầy đủ các bằng khoán về từng số nhà.
Theo thống kê, ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến có 324 bằng khoán. Trong đó, phố Hàng Bạc có 172 tấm, phố Mã Mây có 103 tấm, phố Tạ Hiện là 13 tấm và phố Lương Ngọc Quyến là 36 tấm. Trong 324 bằng khoán có những tấm là của 2 hoặc 3 số nhà, thậm chí là 4 số nhà (thường là những nhà ở góc phố, giao của hai con phố với nhau hay tuy ghi là 2 số nhà nhưng lại cùng chung một khu đất hoặc là một mảnh đất đã bị chuyển nhượng quyền sở hữu thành đất công ...). Sự phân bố bằng khoán không đều giữa các tuyến phố phản
ánh mức độ tập trung dân cư khác nhau. Hai phố Hàng Bạc, Mã Mây là hai phố đã có quá trình lịch sử lâu dài, trong khi đó, phố Tạ Hiện và Lương Ngọc Quyến là những phố mới được hình thành trong những năm đầu thế kỷ XX. Các tấm bằng khoán này chủ yếu được lập vào năm 1944, chỉ có 12 bằng khoán được lập vào năm 1943 và duy nhất một bằng khoán lập vào năm 1946.
324 bằng khoán với tổng diện tích nhà đất các loại là 46585 m2, trung bình mỗi bằng khoán - tương đương với một ô đất có diện tích gần 144 m2 (143,78 m2). Đây là mức độ diện tích sàn tương đối lớn, nếu so sánh với diện tích trung bình của các ngôi nhà trong phố cổ hiện nay. Những bằng khoán của các phố Hàng Bạc, Mã Mây, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến phân bố như sau:
Thống kê cho thấy sở hữu tư nhân chiếm số lượng lớn (86,4%) nhưng con số sở hữu công cũng không nhỏ (13,6%) (nếu so sánh với hiện nay). Việc phân tích cụ thể hai hình thức sở hữu (tư và công) tương ứng với nó là diện tích sở hữu công và tư khi được phân tích cụ thể sẽ cho biết những thông tin thú vị. Tuy nhiên, điều này là không thể phân tích vì tên chủ sở hữu đã không được công bố, do yêu cầu của Sở Tài nguyên - Môi trường và nhà đất Hà Nội.
Từ những thông tin về đối tượng sở hữu, diện tích nhà gác, nhà tạm, sân, không gian, diện tích dành cho làm đường mà nguồn tư liệu địa chính tại Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất cung cấp, kết hợp với các nguồn tài liệu khác cho phép ta có thể dựng lại diện mạo phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX. Đây chính là mục đích mà luận văn muốn đạt tới.
2.2. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lƣơng Ngọc Quyến