6. Bố cục của luận văn
2.4 Tiểu kết chƣơng 2
Bước sang thế kỷ XX, trước những tác động khách quan và vận động nội tại, diện mạo khu phố cổ Hà Nội không tránh khỏi những biến đổi lớn. Sự biến đổi này được ghi chép lại trong nhiều nguồn tài liệu. Trong đó không thể không kể đến nguồn tư liệu địa chính. Từ những con số được ghi chép một cách đầy đủ trong mỗi bằng khoán về diện tích của từng loại hình, đối tượng sở hữu, diện tích m2 bị cắt làm đường (nếu có)… cho phép ta dựng lại một cách tổng quan nhất diện mạo ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Từ đó, chúng ta có cái nhìn xuyên suốt trong phạm vi toàn khu phố cổ. Sự biến đổi rõ ràng đầu tiên về diện mạo được phản ánh tương đối rõ nét trong tư liệu địa chính là việc cắt đất của một số ngôi nhà nằm nhô ra so với phần đường đã quy định mở rộng. Công việc này nằm trong hoạt động xây dựng và quy hoạch lại thành phố Hà Nội từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Kết quả là diện tích của nhiều ngôi nhà bị thu hẹp, nhưng đổi lại đường được mở rộng, phố rộng, liên hoàn tạo điều kiện thuận tiện cho hoạt động giao thương.
Những biến đổi này không chỉ do những tác động của chính quyền thực dân mà quan trọng hơn là từ những vận động trong nội tại. Để tạo nên những vận động này không ai khác chính là người dân phố cổ. Họ là một nhân tố xã hội cực kỳ quan trọng trong việc tạo nên cái hồn của phố cổ. Họ là chủ của những ngôi nhà, những cửa hàng, cửa hiệu. Họ tham gia vào hoạt động kinh doanh và sản xuất thủ công nghiệp, tạo nên không khí tấp nập kể bán người mua. Trong ghi chép của tư liệu địa chính những người dân phố cổ chính là đối tượng sở hữu của mỗi bằng khoán. Thông tin cá nhân được ghi chép đầy đủ ở mặt sau của tấm bằng khoán. Trong ô phố nghiên cứu, đối tượng sở hữu chủ yếu là người Việt, người Hoa và
một phần còn lại là đất công thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội. Với mỗi đối tượng sở hữu có diện tích và cơ cấu sử dụng đất khác nhau.
Một thay đổi đáng kể không thể không nhắc đến trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX là sự xuất hiện của những ngôi nhà gạch chồng tầng thay thế cho những mái nhà tranh ẩm thấp. Đó là hệ quả của sự tác động về mặt quy hoạch của thực dân Pháp. Tuy nhiên, dù có sự thay đổi về chiều cao nhưng những ngôi nhà này vẫn có kết cấu mặt bằng dạng nhà ống truyền thống. Một không gian đã gắn bó với người dân khu phố buôn bán suốt nhiều thế kỷ. Với phương thức sống “ở kết hợp với sản xuất buôn bán thủ công”, kiến trúc tiêu biểu của các đường phố nội thị trong khu phố cổ là những ngôi nhà ở có mặt bằng hình ống, mang dáng dấp của nhà ở nông thôn Việt Nam, được biến đổi để phù hợp với điều kiện ở và sản xuất buôn bán. Qua quá trình sàng lọc từ những chuẩn mực của cộng đồng đã tạo dựng cho khu phố cổ một phong cách kiến trúc truyền thống của đô thị dân gian Việt Nam.
Theo số liệu địa chính, thông tin quan trọng nhất được ghi chép tương đối đầy đủ là số liệu về từng loại hình trong kết cấu của một ngôi nhà hình ống thuộc phạm vi khu vực 36 phố phường. Những loại hình được ghi trong một bằng khoán bao gồm: nhà gác (gác 1, gác 2, gác 3), không gian, sân, nhà tạm. Mỗi loại hình có diện tích khác nhau, thể hiện sự bố trí hài hoà trong một thể thống nhất. Kiến trúc không gian ở và phương thức sống hay cách thức xử lý xã hội trong không gian đó đã tạo nên tính đặc trưng không trùng lặp của khu vực 36 phố phường.
CHƢƠNG 3
KHÔNG GIAN TÍN NGƢỠNG PHỐ CỔ HÀ NỘI QUA TƢ LIỆU ĐỊA CHÍNH
(ô phố: Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lƣơng Ngọc Quyến)
Là khu vực hợp cư của nhiều cộng đồng dân cư, khu phố cổ là một không gian văn hóa đặc biệt, mà một trong những yếu tố quan trọng là tín ngưỡng của nhiều cộng đồng dân cư, chủ yếu là người Việt và người Hoa. Người Việt và người Hoa, trong quá trình định cư buôn bán và sản xuất ở đây đã từng bước xây dựng những công trình tôn giáo, tín ngưỡng để làm nơi sinh hoạt cộng đồng, thể hiện niềm tin siêu nhiên, tưởng nhớ đến các vị tổ nghề, các vị thần bảo trợ nghề nghiệp… Việc tìm hiểu không gian tín ngưỡng trong khu phố cổ, cụ thể là trường hợp các phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến sẽ góp phần nhận diện đặc trưng văn hóa của khu vực này thông qua những không gian tâm linh của cộng đồng dân cư phố cổ.