Phố Lương Ngọc Quyến

Một phần của tài liệu Diện mạo phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính (trường hợp ô phố Hàng Bạc-Mã Mây-Tạ Hiện-Lương Ngọc Quyến (Trang 44)

6. Bố cục của luận văn

2.2.4. Phố Lương Ngọc Quyến

Phố Lương Ngọc Quyến dài 324 mét, kéo dài từ phố Nguyễn Hữu Huân đến phố Hàng Giầy. Đây nguyên là một dãy ao hồ thuộc đất thôn Ưu Nhất và thôn Ngư Võng, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương cũ. Cho đến những năm đầu thế kỷ XX, phố Lương Ngọc Quyến hãy còn tồn tại nhiều hồ ao nên dân quen gọi là Làng Chài, khi lên phố có tến là Phố Chài. Phố được lập từ thời Pháp thuộc sau khi lấp hồ ao. Phố Lương Ngọc Quyến hiện nay là do hai phố Ga-lê (rue Galet) và Nguyễn Khuyến hợp lại.

Phố Nguyễn Khuyến thời thuộc Pháp là đoạn đầu phía tây của phố Lương Ngọc Quyến, đi từ Hàng Giày đến ngã tư Tạ Hiện, nằm trong khu tứ giác Hàng Buồm - Hàng Giày- Tạ Hiện, thuộc đất phường Hà Khẩu cũ.

Phố Galet thời thuộc Pháp là đoạn phía đông phố Lương Ngọc Quyến ngày nay, ở trên đất trước kia là thôn Ngư Võng. Sau khi chính quyền thành phố cho lấp hết hồ ao, vạch đường phố theo qui hoạch trên đất Làng Chài cũ với tên gọi là phố Galet.

Là phố mới được thành lập nên ở phố Lương Ngọc Quyến nhà ở đây đều có diện tích rộng. Bám theo mặt đường, bên số chẵn ít nhà hơn, đánh số từ 2 đến 28, bên số lẻ nhiều nhà, đánh số đến 37. Nhà số lẻ tuy có diện tích hẹp hơn bên số chẵn nhưng đều là những ngôi nhà 2, 3 tầng xây tương đối cao với nhiều gian theo kiến trúc mới, sau năm 1937. Đây là những ngôi nhà của những người Việt giàu có như nhà Nguyễn Đình Phẩm (sô 12-14-16), nhà bác sĩ Điệp (số 21), bác sĩ Phụng (số 23), nhà An Thịnh (25), nhà Vĩnh Bảo (13)…

Phía sau những ngôi nhà cao tầng ở mặt đường là những ngôi nhà nhỏ bé, ẩm thấp là nơi ở của những người Tàu, người Việt nghèo, sống chung với vài nhà thổ và nhà hút rẻ tiền [103; 532].

Nhìn chung, với trường hợp của các phố Mã Mây, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến đều là những phố mới được người Pháp quy hoạch và xây dựng. Chính vì thế, hoặc nó là khu vực sinh sống của những người lao động nghèo khổ (như trường hợp phố Tạ Hiện) hoặc là nơi ở của những người giàu có (phố Lương Ngọc Quyến). Và chúng ta có thể thấy được rằng, sự khác biệt trong quá trình định cư của mỗi con phố dẫn đến một hiện trạng, phố Hàng Bạc là nơi sớm có người đến sinh sống thì nhà đều có mặt tiền hẹp và sâu lòng, mật độ nhà cửa lớn. Đối với những phố mới được xây dựng, hoặc là rất lộn xộn với những ngôi nhà nhỏ hẹp, lụp xụp của những người nghèo, hoặc được xây mới với diện tích sàn lớn của những người giàu có3.

2.3. Diện mạo phố cổ Hà Nội nửa đầu thể kỷ XX qua tƣ liệu địa chính (ô phố: Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lƣơng Ngọc Quyến)

Một phần của tài liệu Diện mạo phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính (trường hợp ô phố Hàng Bạc-Mã Mây-Tạ Hiện-Lương Ngọc Quyến (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)