6. Bố cục của luận văn
3.3. Tiểu kết chƣơng 3
Với những số liệu từ nguồn tư liệu địa chính được lập vào thời điểm giữa thế kỷ XX, cho phép ta có hình dung cơ bản về không gian tín ngưỡng của người Việt và người Hoa trong ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến.
Đối với người Việt mà cụ thể là người Hà Nội cũ, sự tồn tại của các di tích kiến trúc là những bằng chứng về văn hóa và đời sống của họ. Xét trong chiều dài lịch sử của khu phố cổ, sự ra đời của các loại hình di tích kiến trúc mà tiêu biểu là
đình và đền phần lớn là hệ quả của sự phát triển sản xuất và kinh doanh các ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống, gắn với tầng lớp thợ thủ công và thương nhân. Các di tích đình, đền này là biểu hiện của mối quan hệ gắn bó giữa những người cùng một làng quê gốc, cùng di cư ra thành thị làm ăn và cùng đóng góp để xây nên, thờ vọng thần thành hoàng hay vị tổ nghề, ngụ ý hướng về quê hương bản quán. Các di tích này nằm xen kẽ với nhà ở của dân, có diện tích tương đối lớn, song nhiều di tích là đất trống chưa xây dựng (chỉ có một gian thờ nhỏ) hoặc xây dựng một cách đơn giản dưới dạng nhà tạm.
Với sự tồn tại của các di tích đình và đền trong khu phố cổ cho ta thấy, bên cạnh một không gian đô thị vật chất, người Thăng Long - Hà Nội còn sống trong một không gian đô thị huyền thoại và thiêng liêng. Và ở đó, mỗi người có thể giao hòa cùng quá khứ và tìm được một nguồn sinh lực tiềm tàng. Đặc biệt, thông qua
hệ thống kiến trúc đình có thể giúp ta tìm hiểu sự quy hoạch, phân bố dân cư của các nghề thủ công trong khu phố cổ. Đình cũng cung cấp các tư liệu về nguồn gốc dân cư của các làng nghề ở Bắc Bộ ra định cư ở Thăng Long, mối quan hệ giữa đô thị cổ với nông thôn, đặc điểm “bốn phương tụ hội” của đô thị Thăng Long - Hà Nội.
Tồn tại song hành cùng các di tích kiến trúc của người Việt là các di tích kiến trúc thuộc sở hữu người Hoa, đó là các hội quán. Trong phạm vi ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến, chủ yếu là hội quán của người Quảng Đông. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng và sinh hoạt tôn giáo của người Quảng Đông. So với các di tích của người Việt, các hội quán này có quy mô diện tích lớn hơn và thường được xây dựng một cách kiên cố dưới dạng những ngôi nhà hình ống một gác, có sân và không gian kế tiếp. Những di tích này là phần quan trọng trong việc tìm hiểu về người Hoa trên vùng đất Thăng Long - Hà Nội.
Nhìn chung, các di tích kiến trúc trong khu phố cổ Hà Nội nói chung có giá trị cao về nhiều mặt. Ra đời và tồn tại gắn liền với khu phố cổ, các di tích kiến trúc của cả người Hoa và người Việt là nguồn sử liệu quan trọng để tìm hiểu nhiều vấn đề về lịch sử, văn hóa, xã hội của Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên các di tích thuộc cả hai đối tượng sở hữu trên hiện nay đều đã bị xuống cấp, biến dạng nghiêm trọng, nhiều di tích đã không còn tồn tại, đặc biệt là các hội quán của người Hoa thuộc ô phố. Do vậy, rất cần phải có sự quan tâm, bảo tồn và tôn tạo từ phía chính quyền và ở ý thức của mỗi người dân. Hiến chương quốc tế về bảo tồn và tôn tạo các di tích và di chỉ đã chỉ rõ: “Mang trong mình một bức thông điệp từ quá khứ, các di tích lịch sử của thế hệ con người vẫn tồn tại cho đến tận ngày nay như là những nhân chứng sống về các truyền thống lâu đời của nó. Con người ta ngày càng trở nên có ý thức hơn về tính thống nhất của giá trị con người và coi những công trình kỷ niệm cổ xưa là một di sản chung. Trách nhiệm chung để bảo vệ chúng cho các thế hệ tương lai đã được mọi người công nhận. Chúng ta phải có trách nhiệm truyền tiếp những di tích đó trong đầy đủ và phong phú về tính xác thực của chúng’’ [74; 3].
KẾT LUẬN
1. Khu phố cổ có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Như chúng ta đã biết, Thăng Long đã được thành lập và xây dựng từ khá sớm, ở đầu thế kỷ XI. Nó ra đời trên cơ sở của một cặp lý do kép cả về chính trị lẫn kinh tế. Trong đó, chính trị là nhân tố quyết định. Địa vị ưu thế của chính trị đối với kinh tế trong những thế kỷ đầu đã thể hiện ra ở sự phát triển nhanh chóng của phần “thành” của kinh đô Thăng Long: các thành lũy, cung điện liên tiếp được xây dựng, mở rộng qua các triều đại Lý, Trần và đầu Lê sơ. Bộ phận “thị” (khu phố buôn bán) bao gồm các phố phường, chợ búa cũng từng bước được phát triển. Đó là hai nhân tố chính chi phối và quyết định quá trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội.
2. Diện mạo phố cổ Hà Nội biến đổi theo những “thăng trầm” của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội nhưng luôn là nơi hấp dẫn thu hút đông đảo người dân từ các vùng xung quanh về tụ hội, sinh cơ lập nghiệp. Và từ lúc nào không hay, nơi đây trở thành một địa bàn kinh tế trọng điểm, nơi mà với truyền thống lao động sáng tạo, con người đã đưa sản xuất thủ công nghiệp đến một trình độ kỹ xảo hiếm thấy. Để rồi, cả thành thị tấp nập trong một nhịp điệu lao động và giao thương, cảnh phố phường trở nên đông vui sầm uất. Cứ mỗi bước đi của lịch sử, người ta lại thấy một diện mạo mới của khu vực buôn bán sầm uất và không ngừng biến đổi. Đặc biệt, từ sau khi người Pháp làm chủ Hà Nội, diện mạo của phố cổ đã có nhiều biến đổi. Người ta dần không còn nhìn thấy những nếp nhà tranh, mái rạ, thay vào đó là nhà gạch, nhà ống chia lô. Với một cách bố trí không gian phù hợp, biến tấu của kiểu nhà truyền thống người Việt, những ngôi nhà ống đã trở thành nơi sinh hoạt, ăn nghỉ và lao động sản xuất, buôn bán được tổ chức hợp lý. Người ta cũng không còn thấy cảnh họp chợ ngoài trời khắp mọi nơi như trước, thay vào đó là những chợ được quy hoạch có mái che. Những hồ ao lan tràn khắp trong khu vực phố cổ cũng không còn, chúng được lấp đi để lấy đất xây nhà. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam như cây tre, bờ ao…đã không còn có mặt trong khu vực này. Đường phố được mở rộng, thẳng hàng.
3. Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX là khoảng thời gian thể hiện sự biến đổi rõ nét diện mạo của khu phố cổ. Từ năm 1930 đến năm 1944 đã có nhiều đề án quy hoạch đô thị Hà Nội được thực thi nhằm cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội, áp dụng những nguyên lý quy hoạch hiện đại thịnh hành ở Châu Âu đương thời với
mục đích biến Hà Nội trở thành “Paris của An Nam” hoặc “Paris thu nhỏ”. Khu phố cổ Hà Nội nói chung, ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến nói riêng được tái tổ chức để trở thành một không gian đặc thù nằm trong cấu trúc chung của Hà Nội thời cận đại. Việc phá bỏ các cổng phố, mở rộng đường phố, xây dựng vỉa hè, phá bỏ nhà tranh, xây nhà gạch..., tính chất đô thị hoá đã rõ rệt hơn.
Đến những năm 1940 của thế kỷ XX, qua tư liệu địa chính, diện mạo nhà đất của ô phố Hàng Bạc- Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến có những thay đổi trong cấu trúc không gian ở - sinh hoạt – buôn bán. Đó là sự tồn tại song song của hai loại hính: nhà ống và nhà gạch xây dựng kiên cố. Với những ngôi nhà hình ống, không gian ở, sinh hoạt và buôn bán được bố trí xen kẽ, hợp lý, tiết kiệm diện tích vì “đất chật, người đông”. Trong mỗi số nhà, xen kẽ giữa các phần “nhà” chủ yếu là 1 tầng và nhà tạm (nhà tôn) thì vẫn có khoảng đất dành làm sân, chiếm gần ¼ tổng diện tích (22,82%) với nhiều chức năng sử dụng, hay những khoảng “không gian” không thể thiếu để đặt những chậu hoa cây cảnh, để làm giếng trời, hay đơn giản là để thông thoáng, lấy gió, lấy ánh sáng…, tạo mối quan hệ thường xuyên và gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Bên cạnh đó, một kiểu nhà mới bằng gạch kiên cố từ 2 đến 3 tầng bắt đầu được xây dựng trên nền cũ của một số ngôi nhà Hà Nội hình ống quen thuộc. Kiểu nhà mới thể hiện cách tổ chức các không gian chức năng tương đối hợp lý, khai thác được những đặc điểm phù hợp của hệ thống các sân trong vào mục đích thông thoáng tự nhiên cho các phòng ở, thoả mãn nhu cầu truyền thống của người Việt là gắn bó với không gian cây xanh thiên nhiên, dù đó là không gian thiên nhiên thu nhỏ.
4. Trong nhịp sống của khu phố buôn bán, bên cạnh sự ồn ào sản xuất, tấp nập cảnh mua bán... vẫn tồn tại một không gian tâm linh như một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của cư dân khu phố cổ. Đó là hệ thống đình, đền, chùa, miếu, hội quán … - nơi chứa đựng và diễn ra các hoạt động văn hóa tinh thần của cư dân nơi đây. Tuy nhiên, qua thời gian, không gian tín ngưỡng này dần bị mai một, biến dạng và thu hẹp bởi mục đích xâm phạm của các hộ cư dân, biến không gian này thành nơi ở, buôn bán.
Ngày nay, đành rằng qua các biến động của lịch sử, qua sự thích ứng với đời sống xã hội, khu phố cổ có biến động, nơi ít, nơi nhiều, song bóng dáng của thời xưa vẫn còn lưu lại ở dăm căn nhà này, vài đoạn phố kia và đặc biệt ở cái không gian văn hóa vẫn đậm đà màu sắc cổ truyền. Khu phố cổ Hà Nội, với những ngôi nhà ống nhỏ nhắn nhưng thanh tú, những con đường hẹp lòng nhưng ăm ắp
người đi lại…tất cả làm nên một vẻ đẹp đô thị cổ mà chỉ có ở khu phố cổ của thành phố Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. André Masson (2001), “Khu phố buôn bán”, Xưa và nay, (89), tr.29-32. 2. André Masson (2003), Hà Nội 1873-1888, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
3. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hóa, Huế. 4. Ban chỉ đạo Quốc gia 1000 năm Thăng Long - Ban quản lý phố cổ Hà Nội (2001), Bảo tồn tôn tạo phố cổ Hà Nội: Quy hoạch, chính sách, giải pháp, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
5. Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội (2000), Hồ sơ và danh sách xếp hạng các di tích lịch sử văn hóa ở Hà Nội, Tư liệu Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội.
6. Trần Huy Bá (1941), Thành Thăng Long với cuộc đổi thay, Tạp chí Tri Tân, số 10, 11. Tủ sách Lịch sử Văn hóa tái bản, Hà Nội.
7. Trần Huy Bá (1959), “Vị trí thành Thăng Long đời Lý”, NCLS, (8). 8. Trần Huy Bá (1960), “Vị trí phủ chúa Trịnh”, NCLS, (2).
9. Trần Huy Bá (1966), “Nội thành Thăng Long đời Lý”, NCLS, (10).
10. Nguyễn Bắc, Nguyễn Vinh Phúc (1999), Hà Nội phố làng biên niên sử, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
11. Hoa Bằng (1959), “Lịch sử Hà Nội qua ca dao”, NCLS, (9).
12. Nguyễn Thanh Bình (tuyển chọn) (2003), Hà Nội 36 góc nhìn, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
13. Bộ Xây dựng (1998), Bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan Hà Nội, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
14.Charles B.Maybon (2006), Những người Châu Âu ở nước An Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
15. Nguyễn Bá Chính (1923), Hà Nội chí Nam, Hà Nội.
16. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 1, 2, 3, Nxb KHXH, Hà Nội.
17. Christian pédélahare (2001), “Hà Nội và hình ảnh sông nước”, Tạp chí Xưa và nay, (99), tr.26-28.
18. Claude Bourrin (2007), Bắc Kỳ xưa, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội.
19. Claude Bourrin (2008), Đông Dương ngày ấy 1898-1908, Nxb Lao động, Trung tâm văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
20. Dominiquedelaunay (2002), “Hà Nội vĩnh hằng và đổi thay”, Xưa và nay,
(107), tr.33-35.
21. Nguyễn Thị Dơn (2001), Sưu tập vũ khí thời Lê ở Ngọc Khánh (Hà Nội), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học, Hà Nội.
22. Đại học Quốc gia Hà Nội - Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển (2005),
Hội thảo khoa học nghiên cứu và đào tạo về khu vực học, Hà Nội. 23. Đại Nam thực lục, Tập XV (1965), Nxb. KHXH, Hà Nội 24. Đại Nam thực lục, Tập XVI (1966), Nxb. KHXH, Hà Nội. 25. Đại Nam nhất thống chí, Tập 3 (1971), Nxb. KHXH, Hà Nội. 26. Đại Nam nhất thống chí, Tập 1 (1983), Nxb. KHXH, Hà Nội. 27. Đại Nam nhất thống chí, Tập 2 (1985), Nxb. KHXH, Hà Nội. 28. Đại Nam nhất thống chí, Tập 4 (1986), Nxb. KHXH, Hà Nội. 29. Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1,2 (2006), Nxb Văn học, Hà Nội
30. Nguyễn Đình Đầu (2001), “Thăng Long dưới mắt người Âu từng sống ở Kẻ Chợ (thế kỷ XVII)”, Xưa và Nay, (94).
31. Emmanuel Pouille (2003), “Hà Nội: Ernest Hébrard và vấn đề đô thị hóa ở Đông Dương”, Hà Nội và những chu kỳ đổi thay: hình thái kiến trúc đô thị, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
32. Trần Văn Giáp (1970), Tìm hiểu kho tàng Hán Nôm Hà Nội, Hà Nội.
33. Hà Nội thủ đô nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam (1984), Nxb Sự thật, Hà Nội. 34. Nguyễn Duy Hinh (1983), “Thành và Thăng Long”, Thông báo khoa học Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, (1), tr.7981.
35. Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Văn Hùng (1996), “Giá trị ngôi đình làng ở Hà Nội”, Văn hóa nghệ thuật, (2), tr 25-29.
36. Diệp Đình Hoa (1985), “Di tích lịch sử văn hóa - cuốn sử sinh động về Thủ đô Hà Nội”, Kỷ yếu hội nghị bảo tồn, tôn tạo và phát huy di sản văn hóa của Thủ đô Hà Nội, Hà Nội, tr. 50-54.
37. Nguyễn Thị Hòa (2002), “Hội quán Phúc Kiến, phố Lãn Ông, Hà Nội, một công trình kiến trúc rất quen mà rất lạ”, KCH, (3), tr.89-100.
38. Tô Hoài (2004), Chuyện cũ Hà Nội (Tập 1, 2), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 39. Đặng Thái Hoàng (1980), Hà Nội nghìn năm xây dựng, Hà Nội.
40. Đặng Thái Hoàng (1985), Kiến trúc Hà Nội thế kỷ 19-20, Nxb Hà Nội.
41. Trần Hùng, Nguyễn Quốc Thông (2004), Thăng Long - Hà Nội mười thế kỷ đô thị hóa, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
42. Nguyễn Thừa Hỷ (1993), Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII-XVIII-XIX, Nxb Hội Sử học Việt Nam, Hà Nội.
43. Nguyễn Thừa Hỷ (2004), “Hoàng thành Thăng Long có hay không”, Xưa và nay, (215).
44. Nguyễn Thừa Hỷ (2008), “Cộng đồng cư dân đô thị và văn hóa thị dân Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ XVII-XVIII”, NCLS, (2).7
45. Jean-Baptiste Tavernier (2007), Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài, Nxb Thế giới, Hà Nội.
46. Vũ Khiêu (2002), “Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa”, Tạp chí Xưa và nay (1).
47. Phạm Văn Kính, Thủ công nghiệp và làng xã Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội 1997.
48. Vũ Thế Khôi (2002), “Về thành Thăng Long thời Lý - Trần qua nguyên bản chữ Hán Đại Việt sử ký toàn thư”, Xưa và nay, (111), tr.30-32.
49. Trương Vĩnh Ký (1881), Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), Sài Gòn. 50. Đinh Xuân Lâm (2000), “Dấu ấn Thăng Long - Hà Nội những năm đầu đến giữa thế kỷ XIX”, Tạp chí Xưa và nay (80).
52. Phan Huy Lê (2004), “Di tích thành cổ Thăng Long - Hà Nội, một di sản văn hóa vô giá, một quyết định sáng suốt”, Xưa và nay, (203-204).
53. Phan Huy Lê (2005), “Phố cổ Hà Nội quá trình hình thành và biến đổi”, Hội thảo quốc tế: Tôn tạo phố cổ ở các thành phố Châu Á và Châu Âu - Trao đổi kinh