trong giai đoạn hiện nay
Như trên đã trình bày, một số vấn đề liên quan đến khái niệm bồi dưỡng CNTT cho các đối tượng đang hoạt động trong ngành giáo dục mà trực tiếp là bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CNTT cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên (gọi chung là học viên). ột trong những nội dung quan trọng của vấn đề nêu trên chính là các thành tố của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo bồi dưỡng cho học viên kiến thức, kỹ năng CNTT là trang bị kiến thức, kinh nghiệm, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong việc ứng dụng CNTT cho hoạt động giảng dạy. Quá tình đào tạo, bồi dưỡng là quá trình tạo ra sự thay đổi, sự phát triển năng lực sử dụng CNTT trong dạy học cho người được đào tạo, bồi dưỡng, khắc phục những mặt hạn chế của họ, giúp họ nâng cao hơn nữa trình độ, chuyên môn, năng lực giảng dạy, NCKH gắn với việc ứng dụng CNTT.
Các phương thức chủ yếu để bồi dưỡng năng lực CNTT cho giáo viên có thể là:
- ở các lớp bồi dưỡng chuyên đề CNTT để cung cấp các chứng chỉ CNTT cho đội ngũ GV.
- Tổ chức tự bồi dưỡng thông quan các sinh hoạt chuyên môn với việc ứng dụng CNTT trong hoạt động nghề nghiệp của GV.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động NCKH hay hẹp hơn là tra cứu thông tin để mở rộng nội dung dạy học...
Tiến trình đào tạo, BD giáo viên về CNTT phải được quản lý khoa học đảm bảo chặt chẽ từ khâu phân tích nhu cầu BD đến khâu lập kế hoạch, khâu triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CNTT. Vận dụng linh hoạt chức năng quản lý trong hoạt động triển khai bồi dưỡng CNTT cho học viên có thể mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ: 1.2 Tiến trình đào tạo, bồi dưỡng CNTT cho các giáo viên
Chúng ta tìm hiểu sâu hơn sơ đồ trên:
Thứ nhất: Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Có nhiều cách để bồi dưỡng CNTT cho đội ngũ giáo viên nhưng điều đầu tiên phải nhận diện cho được yêu cầu cần có và cái hiện có để xác định “khoảng trống” cần bù đắp; trên cơ sở đó lập kế hoạch bồi dưỡng bao gồm xác định mục tiêu bồi dưỡng, lựa chọn nội dung bồi dưỡng và xác định phương thức bồi dưỡng cũng như các điều kiện, nguồn lực cần có để hiện thực hóa kế hoạch đã vạch ra. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện hàng năm mang tính chất luân phiên, ưu tiên cho những đối tượng có “khoảng trống” lớn sẽ đào tạo dần và căn cứ vào thực tế nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của giáo viên sẽ có kế hoạch cụ thể riêng cho từng thời kì, từng giai đoạn.
Dựa vào quy định về yêu cầu về trình độ CNTT theo quy định của ngành cho các đối tượng cụ thể từ đó TTTH sẽ định hướng cho mình kế hoạch triển khai việc bồi dưỡng CNTT theo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về
Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CNTT
Kiểm tra - đánh giá Kết quả BD
Tổ chức thực hiện kế hoạch BD
việc vận dụng CNTT trong dạy học theo yêu cầu của ngành GD&ĐT nói chung, của địa phương nói riêng.
Thứ hai: Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Lập kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng CNTT cũng để đảm bảo cho việc phân bố nguồn lực và chuẩn bị chu đáo các điều kiện triển khai hoạt động bồi dưỡng. Từ số liệu của việc điều tra nhu cầu TTTH có cơ sở lập kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng cho từng thời kỳ, đồng thời tạo mọi điều kiện cho học viên học tập và bồi dưỡng đạt kết quả tốt như: thông báo rõ kế hoạch để học viên bố trí sắp xếp công việc, bố trí thời gian, kinh phí...
Thứ ba: Xác định nội dung thực hiện đào tạo, bồi dưỡng
- Nội dung của công tác đào tạo, bồi dưỡng CNTT (xem sơ đồ 1.3)
Sơ đồ: 1.3 Nội dung đào tạo, bồi dưỡng CNTT cho học viên
Để công tác bồi dưỡng có hiệu quả cần xác định nhu cầu của từng đối tượng học viên từ đó lựa chọn trong "menu" nội dung những nội dung họ cần được bồi dưỡng. Muốn đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng CNTT cho đội ngũ giáo viên, các cấp quản lý nói chung, TTTH nói riêng cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng CNTT cho các học viên
Tin học căn bản Tin học văn phòng hần mềm dạy học Ứng dụng CNTT trong dạy học Khai thác mạng
+ Nâng cao nhận thức của người giáo viên về vai trò của CNTT và khả năng vận dụng vào dạy học để cải tiến chất lượng dạy học... Coi việc bồi dưỡng công nghệ thông tin là một nhiệm vụ bắt buộc trong định mức công việc của từng giảng viên.
+ Tổ chức các hội thảo về ứng dụng CNTT nhằm động viên giảng viên tinh thần tham gia bồi dưỡng CNTT để nâng cao hiệu quả việc dạy học.
+ Các cấp quản lý giáo dục cần đầu tư kinh phí hợp lý để bổ sung thiết bị CNTT cho các nhà trường.
Để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng học viên về CNTT cần tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Thay đổi nhận thức của đội ngũ giáo viên về công tác đào tạo, bồi dưỡng CNTT.
ọi sự thay đổi đều có thể gặp các phản ứng. hản ứng do sức ì, do thói quen không dễ gì khắc phục, do sự nghi ngờ kết quả mang lại. Vì vậy, để thay đổi nhận thức trong đội ngũ giáo viên về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phải tạo được niềm tin nhất quán từ lãnh đạo đến từng giáo viên nhằm tạo được sức mạnh đoàn kết, tổng hợp cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên kiến thức CNTT.
ọi người giáo viên phải tự giác học tập thường xuyên, học tập suốt đời, phải xác định được vai trò nhiệm vụ của người giáo viên trong bối cảnh đổi mới của xã hội, đổi mới của giáo dục là phải có kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT cho hoạt động nghề nghiệp của mình.
Bước 2: Phân tích thực trạng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ giáo viên các nhà trường thuộc đối tượng phục vụ của TTTH.
Đồng thời với việc phân tích nhu cầu đào tạo bồi dưỡng về CNTT của học viên, các cơ sở thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cũng
Bước 3: Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng CNTT cho đội ngũ giáo viên.
Xây dựng tốt kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố quyết định cho hoạt động bồi dưỡng CNTT cho đội ngũ giáo viên thành công. Kế hoạch chương trình đào tạo, bồi dưỡng CNTT vừa phải có tầm nhìn đón đầu được sự phát triển của xu thế ứng dụng CNTT của các nhà trường trong tương lai, vừa phải có tính thực tiễn bám sát thực tiễn hoạt động dạy học của nhà trường trong từng giai đoạn, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh.
Chương trình đào tạo và bồi dưỡng CNTT chú ý phân hoá tới các đối tượng: Giáo viên trẻ phần lớn họ có kiến thức và kỹ năng tốt về CNTT; giáo viên có thâm niên từ 10 năm trở lên thường yếu về CNTT cần bổ sung kiến thức, kỹ năng CNTT để họ bắt nhịp kịp thời với những luồng thông tin mới, kỹ năng CNTT. Vì vậy, nên ưu tiên cho các đối tượng này trong việc lập kế hoạch...
Bước 4: Lựa chọn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng thích hợp
Nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở bồi dưỡng CNTT rất đa dạng, phong phú. Vì vậy, xác định đúng hình thức và nội dung tổ chức đào tạo - bồi dưỡng cho các đối tượng cụ thể sẽ giúp cho công tác đào tạo - bồi dưỡng CNTT cho các đối tượng học viên có hiệu quả hơn. Có nhiều cách thức để lựa chọn.
- Bồi dưỡng dài hạn: Hàng năm trên cơ sở kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CNTT của các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở thực hiện công tác bồi dưỡng CNTT sẽ thông báo các lớp bồi dưỡng dài hạn (từ vài tháng trở lên) cho những người muốn có chứng chỉ CNTT. Các cơ sở có thể triển khai kế hoạch này theo kiểu "tại chức".
- Bồi dưỡng ngắn hạn và thường xuyên: Đậy là hình thức phù hợp với nhu cầu của các học viên và phát huy hiệu quả trong thực tế mà các cơ sở
bồi dưỡng CNTT cần nghiên cứu vận dụng. Tận dụng các nguồn lực CNTT sẵn có trong các nhà trường như của bộ môn thiết bị tin học ở mỗi nhà trường để TTTH kết hợp với nhà trường mở các lớp bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên trường đó.
Dù chọn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nào, mỗi giáo viên đều phải chủ động sáng tạo, phải nỗ lực, phấn đấu tự vươn lên thì công tác bồi dưỡng CNTT mới đạt kết quả như mong muốn.
Công tác quản lý của các cơ sở bồi dưỡng CNTT có vai trò quan trọng đến việc thực hiện kế hoạch, tiến độ, chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng CNTT cho đội ngũ giáo viên. Các nhà quản lý phải chuẩn bị cho tiến trình đào tạo bồi dưỡng từ ngắn hạn đến dài hạn, phải có kế hoạch linh hoạt đón đầu phát triển cũng như bám sát lộ trình thực hiện. Các nhà quản lý giáo dục nói chung, lãnh đạo các nhà trường nói riêng chính là chất xúc tác để tiến hành quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ về CNTT, phải tạo được niềm tin trong đội ngũ bằng các cơ chế khuyến khích, động viên kịp thời đảm bảo được nguyên tắc hài hoà lợi ích. Các nhà quản lý cũng chính là người cuối cùng đánh giá và duy trì những kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CNTT cho đội ngũ giáo viên... hàng năm.
Các giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng CNTT cần được khen thưởng bằng vật chất và tinh thần. Ngược lại, những giáo viên tham gia chưa tốt, không thực hiện chủ trương ứng dụng CNTT vào hoạt động nghề nghiệp của mình cần được uốn nắn kịp thời hoặc có chế độ xử phạt hợp lý.
Kết luận chương 1
Đội ngũ giáo viên THC là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của cấp học, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, cần thiết phải tiến hành bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên, đặc biệt là bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên THCS Hải Phòng đang thực hiện tại TTTH. Trong chương 1 đã trình bày các nội dung lí luận cơ bản và một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Nội dung chương 1 cũng đã nêu tổng quan vấn đề nghiên cứu, và phân tích lý luận về quản lý, đào tạo bồi dưỡng, công nghệ thông tin. Đó chính là cơ sở lý luận để làm cơ sở cho việc tìm hiểu thực trạng ở chương 2 và đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CNTT ở chương 3.
Chương 2