Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên trung học cơ sở Hải Phòng tại trung tâm tin học (Trang 78)

nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng

* Ý nghĩa của biện pháp

Ở bất cứ thời đại nào, chế độ nào, dù tổ chức dạy học bằng phương thức nào hay phương pháp dạy học hiện đại đến đâu thì người thầy giáo vẫn giữ vai trò quan trọng, quyết định đến kết quả, hiệu quả dạy học. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động BDGV thì điều quan tâm hàng đầu phải là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Phải chăm lo cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, phẩm chất lẫn trình độ và tay nghề chuyên môn.

Nhiệm vụ hàng đầu của TTTH là bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường học Hải Phòng. Cho nên phải xây dựng đội ngũ giảng viên vững mạnh, “vừa hồng, vừa chuyên”. Đặc biệt là kiến thức, trình độ chuyên môn đáp ứng tốt cho yêu cầu bồi dưỡng giáo viên.

Do vậy, trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của TTTH, phải đặc biệt chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học (từ đây viết tắt là NCKH), tự bồi dưỡng và bồi dưỡng.

NCKH là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức... đạt được từ các thí nghiệm

NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Thông qua NCKH, đội ngũ cán bộ, giáo viên củng cố những kiến thức đã có, tích lũy những kiến thức nhất định về lĩnh vực công nghệ thông tin và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp. Không những nâng cao được năng lực tự học, tự bồi dưỡng mà qua các hoạt động hội thảo, sê-mi-na, bảo vệ đề tài... của NCKH lại có tác dụng bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên. Từ đó làm cho đội ngũ giảng viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để lên lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên THCS.

Mặt khác, do sự phát triển mạnh mẽ của CNTT cùng với những đổi thay liên tục trong nội dung, phương pháp dạy học của người giáo viên THCS nên hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT phải luôn luôn được cập nhật công nghệ, đổi mới ứng dụng. Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, theo sự phát triển của CNTT, nắm bắt yêu cầu của nhà trường và giáo viên, Trung tâm Tin học phải bổ sung những chuyên đề BDGV mới, cập nhật. Muốn vậy, đội ngũ cán bộ, giảng viên TTTH phải tích cực tự nghiên cứu, tự tìm hiểu, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng lẫn nhau. Nếu không làm được như vậy thì những nội dung, chương trình đưa vào bồi dưỡng trở nên bất cập và không thể nào làm cho hoạt động BDGV có kết quả, hiệu quả được.

Từ những phân tích trên, càng thấy rõ ý nghĩa, tác dụng to lớn của nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên TTTH, đặc biệt là đẩy mạnh NCKH, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên THC . Đó là điểm nhấn và điểm khác biệt quan trọng trong công tác BDGV của TTTH mà người quản lý phải nhìn nhận sâu sắc và phải đưa ra những biện pháp quản lý để xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng tốt mục đích, yêu

cầu của hoạt động BD ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên THCS Hải Phòng.

* Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện

Thứ nhất: Làm cho cán bộ, giảng viên thông suốt tư tưởng, giác ngộ được trách nhiệm, nhiệm vụ của mình để mỗi người đều chủ động, tích cực, tự lực nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng. hải thường xuyên quán triệt cho mọi người thấm nhuần các vấn đề như:

- Vai trò, vị trí, nhiệm vụ của TTTH;

- Những đặc điểm riêng biệt của TTTH: làm nhiệm vụ BDGV nên phải thường xuyên cập nhật công nghệ, ứng dụng CNTT, khó khăn trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục do không được thu học phí, chấp nhận cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty, trung tâm Tin học khác trong thành phố... ;

- Những thời cơ và nguy cơ của TTTH;

- Yêu cầu, nhiệm vụ của TTTH, nhu cầu của các nhà trường, các giáo viên về ứng dụng CNTT đòi hỏi mỗi giảng viên phải tích cực, chủ động tự nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ, ứng dụng CNTT;

- Sự cần thiết phải đoàn kết, đồng lòng trong đơn vị, gắn bó quyền lợi, trách nhiệm của cá nhân với tập thể...

Trong sinh hoạt, hội họp của đơn vị, trong các buổi nói chuyện, bàn bạc tập thể hay tay đôi, tay ba đều hết sức tận dụng để trao đổi với nhau thật thấu đáo những vấn đề đó, làm sao cho nó ngấm sâu vào mỗi người và trở thành động lực, trở thành những việc làm cụ thể, thiết thực.

Thứ hai: Thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học. Công tác NCKH đúng mục đích, đúng nghĩa sẽ giúp ích, hỗ trợ, bổ sung rất nhiều cho hoạt động BDGV. Nhờ NCKH mà mỗi người sẽ tăng cường hiểu biết, kỹ năng và năng lực bản thân. Đồng thời, mọi người được trao đổi, thảo luận để bổ sung kiến thức cho nhau. Nhờ NCKH mà đưa ra được các nội dung, chuyên đề ứng dụng CNTT cần bồi dưỡng cho giáo viên các trường phổ

thông. Khi triển khai NCKH trong TTTH, người cán bộ quản lý cần chú ý làm tốt hai vấn đề:

+ Yêu cầu và động viên cho tất cả cán bộ, giảng viên TTTH đều tham gia NCKH.

+ Xây dựng các đề tài nghiên cứu đạt được các yêu cầu:

- Là phần mềm ứng dụng hay ứng dụng phần mềm trong dạy học, quản lý giáo dục

- Thiết thực: Nghĩa là, đề tài phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và quay lại, phải giải quyết tốt vấn đề thực tiễn đòi hỏi. Không làm đề tài để khoe, để “trang trí” bản thân hay làm rồi bỏ đi.

- Thực sự: Người giảng viên phải thực sự nghiên cứu, tìm tòi, ứng dụng. Không vay mượn, sao chép nội dung của người khác.

Thứ ba: Tổ chức các cuộc thi nội bộ về khai thác, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học. Chẳng hạn tổ chức các cuộc thi:

- Sử dụng phần mềm e-learning (Adobe Presenter, Lecture Maker hay Teaching Mate...) soạn một bài dạy môn Tin học.

- Sử dụng phần mềm Adobe Captivate thiết kế bài giảng e-learning - Sử dụng Macro Flash và Photoshop thiết kế một bài dạy cho học sinh tiểu học.

- Sử dụng ind anager để xây dựng một bài dạy hay một kế hoạch công tác.

Các cuộc thi đều yêu cầu tất cả giảng viên TTTH tham gia. Đề tài các cuộc thi nhẹ nhàng, là các phần mềm mà TTTH đang và sẽ tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên các trường phổ thông, không khó để nghiên cứu, tìm hiểu. Thông qua cuộc thi mọi giảng viên đều phải tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác và ứng dụng. Để đánh giá, xếp giải, mỗi giảng viên phải giới thiệu, thuyết minh và bảo vệ bài của mình trước tập thể cùng ban giám khảo. Việc

nhau những kiến thức, kỹ năng khai thác và ứng dụng phần mềm, đồng thời giúp cho lãnh đạo nhìn nhận, phân công giảng viên, trợ giảng hợp lý.

Thứ tư: Phát hiện kịp thời các công nghệ hay phần mềm cần hay giáo viên có nhu cầu ứng dụng trong giảng dạy và giao nhiệm vụ cho cá nhân hoặc nhóm giảng viên đi sâu tìm hiểu, khai thác. Không phải như các môn học ở trường phổ thông, mỗi lần sửa đổi chương trình hay thay sách giáo khoa đều có các chuyên gia viết tài liệu rồi tổ chức bồi dưỡng từ cấp bộ, cấp tỉnh đến giáo viên các trường. Bồi dưỡng ứng dụng CNTT không có hệ thống đó. Trung tâm tin học là của cấp tỉnh, phải tự tìm kiếm các công nghệ, phần mềm thiết thực, phù hợp với giáo viên trường phổ thông để tiến hành bồi dưỡng. Do vậy, phải bằng nhiều con đường, bằng nhiều cách, tìm kiếm trên mạng, tìm kiếm trong sách vở, trong thực tiễn trường học, trong giao lưu với giáo viên phổ thông, với giới CNTT... để kịp thời phát hiện các công nghệ hay phần mềm cần hay giáo viên có nhu cầu ứng dụng trong giảng dạy. Từ đó phân công nhau tìm hiểu, khai thác và xây dựng nên chương trình, tài liệu bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên các trường học.

Để làm được việc này, tất cả mọi cán bộ, giảng viên TTTH, nhất là lãnh đạo và những người có trách nhiệm đều phải luôn luôn năng động, nhạy bén với cái mới và thường xuyên trao đổi, bàn bạc thống nhất với nhau

Thư năm: Tổ chức các buổi thuyết trình, giới thiệu hay thảo luận về các công nghệ, phần mềm ứng dụng mới. Khi đã phát hiện công nghệ hay phần mềm ứng dụng trong nhà trường phổ thông thì phải căn cứ vào khả năng, sự đam mê mà phân công một hay một nhóm giảng viên tập trung nghiên cứu, tìm hiểu. Khi đã nắm vững rồi thì tổ chức thuyết trình, giới thiệu hay thảo luận. Đây là hình thức tự bồi dưỡng lẫn nhau rất bổ ích, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí chung vừa tạo được một đội ngũ đông đảo giảng viên am hiểu công nghệ hay phần mềm đó. Như vậy, sẽ rất thuận lợi cho việc thảo luận, xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng ứng dụng CNTT. Đồng

thời cũng nâng cao trình độ, kỹ năng cho giảng viên, giúp họ sẵn sàng lên lớp bồi dưỡng cho giáo viên các trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên trung học cơ sở Hải Phòng tại trung tâm tin học (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)