Kết hợp, phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm Tin học với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và các nhà trường THCS Hải Phòng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên trung học cơ sở Hải Phòng tại trung tâm tin học (Trang 84)

và Đào tạo, Phòng Giáo dục và các nhà trường THCS Hải Phòng

* Ý nghĩa của biện pháp

TTTH là một đơn vị trong ngành Giáo dục Hải Phòng do Sở GD& ĐT là chủ quản giống như các trường THPT và chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Sở GD&ĐT giống như các hòng Giáo dục. Do vậy, theo lý thuyết hệ thống

thì đương nhiên TTTH phải kết hợp, phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT và các nhà trường Hải Phòng, trong đó có trường THCS.

Trên thực tế, quản lý và chăm lo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS là trách nhiệm trực tiếp của nhà trường THC , cao hơn là trách nhiệm của Phòng giáo dục, Sở GD&ĐT. Trung tâm Tin học được UBND thành phố, Sở GD&ĐT Hải Phòng giao nhiệm vụ BDGV ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên THCS có trách nhiệm giúp cho người giáo viên THCS có năng lực, tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy để đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học. Như vậy, muốn hoạt động BDGV ứng dụng CNTT được thành công, có kết quả, có chất lượng thì không thể không kết hợp, phối hợp chặt chẽ giữa TTTH với Sở GD&ĐT và các nhà trường THCS.

Mặt khác, trong cơ chế thị trường xu thế hội nhập không có tổ chức nào “bế quan tỏa cảng”, không có đơn vị nào chỉ tập trung vào công việc trong khuôn viên của mình mà không mở rộng mối quan hệ giao lưu, phối hợp với các đơn vị khác trong và ngoài hệ thống.

Từ đó, người quản lý TTTH phải có nhiều cách để kết hợp, phối hợp tốt với Sở GD&ĐT và các nhà trường THCS. Có thể nói đó chính là biện pháp quan trọng để hoạt động BDGV đạt mục đích với chất lượng, hiệu quả cao. Đó chính là ý nghĩa, tầm quan trọng của biện pháp này.

* Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện

Thứ nhất: Quan hệ với Sở Giáo dục & Đào tạo

TTTH là đơn vị sự nghiệp giáo dục có con dấu và tài khoản riêng. Sở Giáo dục & Đào tạo là cơ quan chủ quản của TTTH. Vị trí, vai trò của TTTH được Sở Giáo dục & Đào tạo xác định như một phòng ban của Sở. Vì vậy, TTTH phải chịu sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo và phối hợp tốt với các phòng ban khác của Sở. Muốn thực hiện như vây phải triển khai

- Kế hoạch năm học của TTTH báo cáo trong Hội nghị cán bộ viên chức vào tháng 10 hàng năm, trong đó có nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp thực hiện BDGV ứng dụng CNTT phải được lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo duyệt và các phòng ban liên quan nắm được để cùng phối hợp.

- Kế hoạch BDGV ứng dụng CNTT xây dựng vào tháng 1 hàng năm, đầu năm tài chính. Khi TTTH xây dựng xong kế hoạch BDGV ứng dụng CNTT, gửi thông qua Văn phòng ở, bộ phận giúp lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo quản lý nhà nước về CNTT của ngành giáo dục để trình lãnh đạo Sở ký duyệt thực hiện. Văn phòng ở sẽ phối hợp với các phòng ban chuyên môn liên quan như phòng mầm non, phòng tiểu học, phòng trung học, phòng kế hoạch tài vụ... để xem xét kế hoạch. Những ý kiến trao đổi, góp ý của các phòng ban Sở được TTTH tiếp thu, chỉnh sửa rồi gửi lại Văn phòng ở để trình lãnh đạo Sở ký duyệt. au đó mới triển khai BDGV ứng dụng CNTT theo đúng kế hoạch đã duyệt.

- Chương trình, nội dung, tài liệu BDGV ứng dụng CNTT do TTTH soạn thảo. Sau khi soạn thảo, TTTH cũng gửi qua Văn phòng Sở để thẩm định rồi mới đưa vào giảng dạy.

- Học viên dự BDGV ứng dụng CNTT phải do Sở Giáo dục & Đào tạo triệu tập vì Sở là cơ quan quản lý nhà nước, giấy triệu tập mới có giá trị. Tuy nhiên, TTTH là đơn vị nắm vững kế hoạch, trực tiếp thực hiện BDGV nên phải bám sát kế hoạch và kết hợp với Văn phòng ở soạn thảo, gửi giấy triệu tập.

- Trong thời gian tiến hành BDGV ứng dụng CNTT, TTTH vừa tổ chức, quản lý lớp học vừa kết hợp, phối hợp với các phòng ban Sở kiểm tra, nhắc nhở các học viên, các đơn vị cử người đi học.

- Tổng kết một khóa học, TTTH chủ trì nhưng cần mời dự và phối hợp với các phòng ban để việc theo dõi BDGV được hoàn chỉnh và các phòng ban Sở nắm được kết quả cũng như năng lực ứng dụng CNTT của các giáo viên

phổ thông dự học. Kết thúc một năm, TTTH phải báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch BDGV ứng dụng CNTT, những điều thu được và những điều cần rút kinh nghiệm để lãnh đạo và các phòng ban Sở cùng nắm được.

Thứ hai: Quan hệ với Phòng Giáo dục quận, huyện

Phòng Giáo dục là chủ quản của các trường THCS, Tiểu học, Mầm non. Đồng thời, Phòng Giáo dục chịu sự hướng dẫn và quản lý chuyên môn của Sở Giáo dục & Đào tạo. Vì thế, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ BDGV ứng dụng CNTT, Trung tâm Tin học cần thiết phải có sự kết hợp, phối hợp tốt với các Phòng Giáo dục. Sự kết hợp, phối hợp với các Phòng Giáo dục chỉ tốt đẹp khi thực hiện qua hai con đường:

- Thông qua Sở Giáo dục & Đào tạo: Với chức năng nhiệm vụ của mình, Sở Giáo dục & Đào tạo sẽ yêu cầu, hướng dẫn và kiểm tra, thưởng, phạt các Phòng Giáo dục về BDGV, về đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Việc BDGV giáo viên theo đúng kế hoạch được Sở Giáo dục & Đào tạo duyệt, theo giấy triệu tập của Sở Giáo dục & Đào tạo sẽ được các Phòng Giáo dục chấp hành nghiêm túc. Không những thế mà Phòng Giáo dục còn đôn đốc kiểm tra các giáo viên dự bồi dưỡng về tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Vì vậy, muốn đảm bảo mục đích, kế hoạch BDGV, giáo viên THC đi học đầy đủ, tích cực thì cần thiết phải thường xuyên liên hệ, báo cáo đầy đủ tình hình để Sở Giáo dục & Đào tạo đôn đốc, thưởng phạt các Phòng Giáo dục.

- Trực tiếp với các Phòng Giáo dục. Cùng ở trong ngành giáo dục, cùng mong muốn giáo viên THC đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy nên giữa TTTH với Phòng Giáo dục rất dễ trao đổi, bàn bạc những vấn đề về BDGV cũng như các vấn đề ứng dụng CNTT khác. Làm việc trực tiếp với Phòng Giáo dục, rất dễ cảm thông và có hiệu quả trực tiếp đến BDGV ứng dụng CNTT. Đó là mối quan hệ cộng tác, giúp đỡ. Vì vậy, kết hợp, phối

CNTT trong nhà trường THCS. Trung tâm Tin học không chỉ trao đổi với phòng Giáo dục về kế hoạch hay tình hình BD ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên THCS tại Trung tâm mà còn có thể bàn cùng Phòng Giáo dục tổ chức các lớp BDGV ngay tại Phòng Giáo dục hoặc tại các trường THCS.

Thứ ba: Quan hệ với trường THC . Trường THCS trực tiếp quản lý giáo viên và ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên. Trường THCS vừa là nguồn học viên để bồi dưỡng ứng dụng CNTT, vừa là nơi học viên thực hiện ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Vì thế, TTTH cần phải kết hợp với nhà trường THC để hoàn thành kế hoạch BDGV, đồng thời kiểm chứng kết quả, hiệu quả BDGV và nắm bắt nhu cầu BDGV ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Để triển khai tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực CNTT cho giáo viên các trường THC trên địa bàn thành phố Hải hòng cần thiết phải phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị có liên quan.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên trung học cơ sở Hải Phòng tại trung tâm tin học (Trang 84)