cho giáo viên THCS Hải Phòng tại TTTH
Trong những năm qua, số giáo viên THC được bồi dưỡng ứng dụng CNTT trên tổng số người đã bồi dưỡng tại Trung tâm Tin học như sau (xem bảng 2.9)
Bảng: 2.9. Số lượng giáo viên được bồi dưỡng tại TTTH
Năm học người BD Tổng số Số giáo viên THCS
Số lượng Tỷ lệ % 2006-2007 1.456 56 3,8 2007-2008 620 60 9,7 2008-2009 1.029 20 1,9 2009-2010 1.023 0 0,0 2010-2011 1.875 291 15,5 Cộng: 6.003 427 7,1
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của TTTH)
Bảng trên cho thấy số lượng và tỷ lệ giáo viên THCS được BD ứng dụng CNTT là rất nhỏ trong tương quan với các cấp bậc học khác. Kết quả đó phản ánh thực trạng hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên THCS Hải Phòng chưa được quan tâm, chú trọng đầy đủ tương
triệu tập, học tập không say sưa còn đi sớm, về muộn, tranh thủ bỏ tiết, tranh thủ làm việc khác... thể hiện nề nếp và chất lượng bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên THCS còn thấp, chưa thể hấp dẫn, thu hút đông đảo người học.
Thực trạng hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên THCS Hải Phòng tại TTTH như trên có những nguyên nhân từ thực trạng của đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và công tác quản lý của TTTH, lần lượt xem xét từng vấn đề.
* Trước hết là thực trạng về đội ngũ giảng viên Trung tâm Tin học, những người trực tiếp thực hiện bồi dưỡng giáo viên.
Đội ngũ giảng viên Trung tâm Tin học có trình độ đào tạo qua các năm như bảng thống kê sau (xem bảng 2.10)
Bảng: 2.10. Số lượng giảng viên của TTTH theo đào tạo
Năm học
Tổng số giảng
viên
Chia theo trình độ đào tạo
Chia theo hệ đào tạo Cao đẳng Đại học Thạc sỹ Chính quy Tại chức 2006-2007 17 05 10 02 17 0 2007-2008 14 06 07 01 14 0 2008-2009 17 03 13 01 12 05 2009-2010 16 0 15 01 06 10 2010-2011 17 0 14 03 08 09
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của TTTH)
Theo dõi số lượng giảng viên của TTTH theo trình độ đào tạo ta thấy rõ thực tế là:
- Biến động: Số giảng viên biến động năm học 2007-2008 là thay đổi nhiều nhất. Các năm học khác số lượng không khác. Tuy vậy, xét con người cụ thể thì biến động nhiều. 5 năm học, từ 2006-2007 đến 2010-2011 có 8
người chuyển công tác đến đơn vị khác (khi mới ra trường về TTTH công tác sau vài ba năm rồi chuyển) và chuyển về công tác tại TTTH là 8 người.
- Trình độ đào tạo: 3 năm đầu từ 2006-2007 đến 2008-2009, giảng viên có trình độ cao đẳng, dưới chuẩn chiếm 18% đến 35%. Đó là thực tế phải chấp nhận bởi những người tốt nghiệp đại học muốn về những nơi làm việc có điều kiện hơn, có thu nhập tốt hơn. hải thấy rằng, không chỉ ở các doanh nghiệp mà ngay ở các trường THCS, THPT thì công việc đòi hỏi về kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT không bằng ở TTTH, mức thu nhập lại cao hơn TTTH.
Những giáo viên về TTTH có trình độ cao đẳng, họ vừa công tác vừa học đại học nên hai năm sau không còn giảng viên trình độ cao đẳng.
Trình độ trên chuẩn không nhiều, không tăng thêm được. Đã có thời gian TTTH cử 06 người đi học cao học, nhưng ngay trong thời gian học cao học, 04 trường hợp đã chuyển công tác đến các trường đại học, cao đẳng của Hải Phòng.
- Hệ đào tạo: Thông tin ở bảng cho thấy giảng viên đào tạo hệ chính quy giảm dần, hệ tại chức tăng lên. Đến năm học 2010-2011 thì bằng nhau. Đó là hình ảnh của thực trạng những người có bằng đại học chính quy (hầu hết là Đại học Dân lập Hải Phòng) học lên cao học rồi chuyển về các trường đại học, cao đẳng và những người vào công tác ở TTTH có bằng cao đẳng hoàn chỉnh trình độ của mình bằng cách học đại học tại chức. Nguyên nhân của tình trạng đó vẫn là áp lực về công việc và thu nhập.
Mặt khác, thâm niên công tác, giảng dạy ở TTTH là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến trình độ, năng lực và chất lượng bồi dưỡng ứng dụng CNTT của đội ngũ giảng viên. Vì vậy, cần xem xét thêm số năm công tác tại TTTH của đội ngũ giảng viên.
Bảng: 2.11 Số lượng giảng viên theo số năm công tác TTTH
Năm học Tổng số giảng viên
Số năm công tác tại TTTH
Dưới 1 năm Từ 1-3 năm Trên 3 năm
2006-2007 17 01 08 08
2007-2008 14 02 01 11
2008-2009 17 01 04 12
2009-2010 16 00 04 12
2010-2011 17 03 01 13
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của TTTH)
Xét về số lượng, giảng viên qua các năm hầu như không thay đổi. Nhưng do thuyên chuyển công tác (đi, về) nên số người với số năm công tác tại TTTH có thay đổi. Thâm niên trong nghề dạy học là rất quan trọng, thâm niên dạy học ở TTTH càng quan trọng hơn.
Việc giảng dạy ở TTTH khác với ở trường phổ thông. Ở các nhà trường, người giáo viên ra trường dạy học được ngay. Chương trình, nội dung, sách giáo khoa cấp học, người giáo viên được học tập, rèn luyện từ khi còn là sinh viên của trường sư phạm và sau hàng chục năm không thay đổi. Mỗi khi có sửa đổi, điều chỉnh thì được bồi dưỡng cập nhật bổ sung rồi mới lên lớp cho học sinh. Nhưng ở TTTH, người giảng viên làm nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên ứng dụng CNTT. Mà ngày nay, CNTT phát triển nhanh chóng như vũ bão. Người giảng viên TTTH phải tự nghiên cứu, tự tìm hiểu, thường xuyên cập nhật công nghệ, ứng dụng mới và tự xây dựng chương trình, nội dung, tài liệu mà lên lớp. Mỗi năm, bồi dưỡng ứng dụng CNTT phải được bổ sung, làm mới. Không thể có một ứng dụng CNTT nào mà bồi dưỡng mãi 5, 10 năm sau được. Vì vậy, mỗi giáo viên về TTTH, không thể lên lớp làm giảng viên ngay được, mà cần có thời gian nắm bắt, tích lũy các chương trình, nội dung bồi dưỡng và càng có thâm niên công tác tại TTTH
thì càng nâng cao được trình độ, năng lực để làm giảng viên bồi dưỡng ứng dụng CNTT. Để thấy rõ vấn đề, có thể tạm phân chia số năm công tác tại TTTH ra 3 mức độ sau:
- Dưới 1 năm: Thời gian đủ để tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của TTTH, những đòi hỏi của công việc giảng viên đào tạo bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên phổ thông, làm quen nề nếp, tổ chức công tác, nắm bắt các ứng dụng CNTT đang và sẽ triển khai bồi dưỡng...
- Từ 1-3 năm: Thời gian đủ để làm quen và nắm vững các yêu cầu nhiệm vụ giảng viên và đã có thể tham gia trợ giảng ở một số lớp.
- Trên 3 năm: Đủ để tham gia giảng dạy ở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT. Thâm niên càng nhiều thì năng lực bồi dưỡng ứng dụng CNTT càng tăng lên.
Trung tâm Tin học có nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên thành phố Hải Phòng. Đó là trọng trách lớn lao, mà phần nào đó đóng vai trò “máy cái” trong ngành giáo dục như các trường sư phạm. Thế nhưng trong thực tế thì công tác tại TTTH rất vất vả, luôn luôn phải tìm hiểu, nghiên cứu công nghệ, ứng dụng mới mà lương và lợi ích vật chất thấp hơn nhiều các đơn vị giáo dục khác. Do vậy, thu hút người có trình độ cao, người tài là hết sức khó khăn. Ngược lại, còn xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”. Tuy vậy, môi trường làm việc ở TTTH cũng có mặt tốt, phù hợp với những người say mê công nghệ, ưa tìm hiểu cái mới để quảng bá cho nhiều người. Do đó, cần tập hợp những người phù hợp rồi trong quá trình công tác, tích cực học tập nâng cao trình độ, tìm ra các biện pháp thúc đẩy tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Những năm qua TTTH đã và đang vận hành như vậy.
Từ những phân tích trên, nhìn vào thực trạng đội ngũ để thấy được sự cần thiết và phải lựa chọn các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
viên TTTH để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên THCS Hải Phòng.
* Bên cạnh vấn đề đội ngũ giảng viên là thực trạng về cơ sở vật chất Trung tâm Tin học phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên THCS Hải Phòng.
Cơ sở vật chất, đặc biệt là máy tính, thiết bị và hệ thống mạng là công cụ để BDGV ứng dụng CNTT. Nếu không có thì không thể BDGV ứng dụng CNTT. Nếu thiếu hoặc yếu thì sẽ làm giảm kết quả, hiệu quả BDGV ứng dụng CNTT.
Do thực tiễn, điều kiện của TTTH cũng như của ngành giáo dục nên cơ sở vật chất chưa được đầu tư tập trung. Hàng năm, tùy theo khả năng kinh phí được phân bổ mà có sự mua sắm máy, thiết bị hay cải tạo phòng học.
Về máy tính:
Số lượng và cấu hình máy tính sử dụng cho BDGV mấy năm qua được ghi ở phụ lục 4. Nhìn vào đó có thể rút ra nhận xét:
- Số lượng giữ ở mức độ 100 máy cho 100 người học là tạm đủ cho việc thực hiện BDGV.
- Cấu hình máy tính hầu hết là thấp, chưa đủ mạnh để chạy các phần mềm ứng dụng trong các nội dung, chương trình bồi dưỡng.
- Chất lượng máy tính chưa tốt, còn hay trục trặc trong giờ học do đều là máy do các doanh nghiệp Việt Nam mua linh kiện rời về lắp và việc sử dụng máy BDGV nên không thường xuyên liên tục dùng trong khí hậu ẩm thấp.
- Từ năm 2011, cấu hình máy có khá hơn, phục vụ BDGV tốt hơn. Về máy chiếu (Projector) là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Năm 2003 có 01 chiếc máy chiếu HITACHI. Năm 2005 bổ sung thêm 03 máy chiếu HITACHI thì chiếc máy mua đầu tiên hỏng. Năm
2006 bổ sung 01 máy chiếu OPTOMA, tổng cộng có 04 máy sử dụng đến năm 2010 thì hỏng hết. Mỗi khi BDGV phải đi thuê của các đơn vị khác.
Đường truyền Interrnet: Càng ngày trong hoạt động bồi dưỡng GV, mức độ khai thác sử dụng kho tàng kiến thức trên Interrnet càng tăng. Do vậy, có đường truyền tốt với tốc độ nhanh, băng thông rộng và hệ thống mạng thông suốt ngày càng trở nên quan trọng, cấp thiết đối với TTTH. Ý thức được điều này, TTTH đã hết sức chăm lo đến đường truyền và hệ thống mạng. TTTH luôn tiên phong trong việc lắp đặt đường truyền Interrnet phổ thông. Ngay từ giữa thập kỷ 90, TTTH kết nối Interrnet dial-up. Khi VNPT bắt đầu triển khai đường truyền ADSL (Asymmetric digital subscriber line), TTTH đã lắp đặt ngay và chia cho các phòng máy thực hành qua các hub. Năm 2007, do Viettel hỗ trợ ngành giáo dục nên TTTH lắp đặt thêm thành 2 đường truyền ADSL phục vụ BDGV và cán bộ, giáo viên Trung tâm. Năm 2008, TTTH thay 01 đường truyền ADSL của VNPT bằng đường truyền cáp quang FTTH (Fiber to the home) dung lượng 24 b và thay đổi các hub bằng các switch để việc kết nối Internet được tốt hơn. Nhằm phục vụ yêu cầu BDGV trực tuyến, từ giữa năm 2011, TTTH có 02 đường truyền FTTH (của 2 nhà cung cấp là VN T và Viettel) và 01 đường ADSL đồng thời nâng cấp các switch và đường dây mạng nội bộ.
Tuy đã hết sức cố gắng, nhưng trong khi tiến hành BDGV, đôi khi vẫn có trục trặc kết nối mạng Internet do đường truyền chưa đáp ứng nổi (lúc hơn 100 máy tính truy cập Internet) và các thiết bị mo-dem, switch chất lượng chưa đảm bảo. Để có hệ thống mạng truy cập Internet nhanh, thông suốt, ổn định cần được tăng cường thêm như dùng đường truyền Leased-Line, các thiết bị mo-dem, switch... chất lượng cao.
Về phòng học, phòng làm việc và các điều kiện phục vụ khác:
thiếu nhiều. Tuy nhiên, những năm trước có 2 phòng máy thực hành và 2 phòng làm việc ở tầng hầm của tòa nhà cũ nên chật chội, ẩm thấp. Máy tính bị hư hỏng nhiều. Bàn ghế, tài liệu hay bị mối xông. Từ năm 2010, Trung tâm được sửa chữa, cải tạo nên đã đưa được các phòng máy BDGV và phòng làm việc lên khỏi tầng hầm và khang trang rộng rãi hơn.
* Công tác tổ chức, quản lý có vai trò rất quan trọng, bởi vậy, khi xem xét thực trạng hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên THCS Hải Phòng tại TTTH cần phải thấy rõ thực trạng của công tác tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng đó.
Nhiều năm qua, tuy vượt qua khó khăn, thực hiện được nhiều việc có kết quả nhưng nhìn chung, công tác quản lý của TTTH chưa có các biện pháp tốt để thúc đẩy và nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT, nhất là bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên THCS. Cụ thể là:
- Hoạt động bồi dưỡng không có kế hoạch hoặc kế hoạch được xây dựng vội vàng, chưa khoa học và phù hợp. TTTH còn thụ động, trông chờ, vào các nội dung chuyên đề bồi dưỡng theo yêu cầu của Sở GD&ĐT hoặc các trường đề nghị thì mới vội vàng xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu.
- Công tác tổ chức quản lý lớp học chưa tốt. Khi mở lớp bồi dưỡng thực hiện các việc còn tùy tiện, không có quy trình cụ thể tạo ra nề nếp, thói quen cho cán bộ, giảng viên. Có khi giảng viên lên lớp mà không có chương trình, tài liệu được biên soạn, thẩm định kỹ lưỡng... Do vậy, có lớp khai giảng, bế giảng cẩn thận, có lớp không. Các quy định cho giảng viên, học viên chưa thật đầy đủ, kiểm tra đôn đốc các lớp học không sát sao nên giờ giấc ra vào lớp của giáo viên, học viên chưa thật đúng, điểm danh, đánh giá chưa nghiêm túc. Sau mỗi lớp học, sau một thời gian BD ứng dụng CNTT Trung tâm Tin học không tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm.
- Tuy thực trạng về đội ngũ và cơ sở vật chất như trên trình bày, nhưng TTTH vẫn thiếu tích cực, tập trung tìm ra các biện pháp đồng bộ, khả thi để nâng cao chất lượng đội ngũ và tăng cường cơ sở vật chất.
Đó là những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý và người quản lý cần phải nhìn nhận rõ thực trạng, suy nghĩ, phân tích để tìm ra các biện pháp quản lý nhằm đưa hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên THCS đi vào nề nếp, tạo ra kết quả, hiệu quả thiết thực.